Trước thực tế này, những lo ngại về tính bảo mật của ứng dụng và rủi ro về quyền riêng tư trong việc chia sẻ thông tin/hình ảnh cũng đã được đặt ra. Fabio Assolini, nhà phân tích bảo mật cao cấp tại Kaspersky khẳng định, ứng dụng này không chứa yếu tố gây hại nào. Tuy nhiên, vì nhận dạng khuôn mặt là công nghệ được sử dụng chủ yếu để xác thực mật khẩu, người dùng cần rất cẩn thận khi chia sẻ hình ảnh với bên thứ ba.
“Chúng ta nên đối xử với việc nhận dạng khuôn mặt cũng như mật khẩu, vì bất kỳ hệ thống nhận dạng khuôn mặt phổ biến nào cũng có thể bị sử dụng cho mục đích xấu”, chuyên gia của Kaspersky cảnh báo. Theo Assolini, các công ty sở hữu những ứng dụng như thế này có khả năng tạo điều kiện hoặc bán những hình ảnh này cho đơn vị sử dụng Trí tuệ nhân tạo để thực hiện sửa đổi nhận dạng khuôn mặt.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Giãn cách xã hội và dành phần lớn thời gian tại nhà trong đại dịch khiến mọi người sử dụng nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn, với mục đích cập nhật thông tin, kết nối với bạn bè và gia đình, cũng như giải trí và giải tỏa căng thẳng. Do đó, việc chia sẻ ảnh và video bằng những ứng dụng có bộ lọc hoán đổi giới tính, hay thay đổi độ tuổi đang thịnh hành trở lại. Một lần nữa, chúng tôi cho rằng việc sử dụng các ứng dụng này không gây hại. Tuy nhiên, chúng tôi kêu gọi người dùng đặc biệt lưu ý đến mức độ thông tin cá nhân của họ sẽ được ứng dụng sử dụng và chia sẻ để tránh mọi rủi ro.” |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Giao nhận hàng hóa xuyên biên giới giúp ích lớn cho thương mại điện tử
-
Cẩn trọng với phương thức tấn công vào giao thức kết nối máy tính từ xa
-
Lừa đảo tài chính là hình thức lừa đảo phổ biến tại Đông Nam Á
-
Các giải pháp biến thách thức thành cơ hội trong ngành chuyển phát nhanh
-
CTO FPT khẳng định blockchain sẽ sớm ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam
-
Nhiều phát minh mới về AI, 5G...
-
Kaspersky ngăn chặn 11 triệu email độc hại tại Đông Nam Á
-
OPPO thúc đẩy và lan tỏa tinh thần “Inspiration Ahead” ở giải đấu Roland-Garros 2022
-
ONUS được cấp phép ở Châu Âu
-
Kaspersky tiết lộ những thói quen và sở thích phổ biến nhất của trẻ em Việt Nam