Gần 25% người đột quỵ sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác

Đó là thông tin PGS-TS-BS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tại Khóa tập huấn phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ do Tổng hội y học Việt Nam phối hợp với Tổ chức đột quỵ thế giới, Hội phục hồi chức năng Việt Nam và Ever Pharma tổ chức ngày 23-11 tại TPHCM.

Theo PGS-TS-BS Lương Tuấn Khanh, đột quỵ não đã và đang gây ra nhiều hệ lụy như yếu hoặc liệt tay chân; nửa hoặc toàn thân; mặt và rối loạn lời nói, tri thức, tư duy, cảm xúc… Đặc biệt đột quỵ não còn để lại các biến chứng rất nguy hiểm như rối loạn nuốt gây nguy cơ sặc; viêm phổi, nhiễm trùng, loét da, viêm tắc mạch máu; đại tiểu tiện không tự chủ và suy dinh dưỡng….

Từ một người bình thường khi trải qua cơn đột quỵ não họ trở thành tàn phế, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân; là gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và xã hội. “Theo thống kê chỉ 25-30% người sau đột quỵ có thể tự đi lại phục vụ chính mình, 20-25% đi lại khó khăn cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hằng ngày và 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác”, bác sĩ Khanh đánh giá.

Khóa đào tạo “Phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ” là chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Áo, với sự tham gia đào tạo của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đột quỵ, thần kinh và phục hồi chức năng.

Mục tiêu thông qua các khóa đào tạo để nâng cao năng lực phục hồi chức năng sau đột quỵ cho bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng và người chăm sóc bệnh nhân. Trong 3 năm qua (2017-2020), đã có 63 lớp dành cho cán bộ y tế đến từ 650 bệnh viện thuộc 59 tỉnh thành cả nước. Có hơn 4.300 bác sĩ, kỹ thuật viên hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục của Tổng hội y học Việt Nam phối hợp với Tổ chức đột quỵ thế giới, Hội phục hồi chức năng Việt Nam.

Ngoài ra, tính đến tháng 11-2020 có 4.000 người nhà bệnh nhân được huấn luyện cách phục hồi chức năng cho người bệnh, phòng tránh đột quỵ tái phát.

Theo Tổ chức đột quỵ thế giới (WSO) trong các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạch máu-thần kinh mà điển hình là những cơn đột quỵ đang là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới và là nguyên nhân gây tàn tật ở người trưởng thành. Hiện có khoảng 17 triệu người đột quỵ mỗi năm, với khoảng 6 triệu người tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng nặng nề. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Gỡ khó cho y tế vùng Tây Nguyên - Bài 1: Yếu và thiếu… đủ thứ

Gỡ khó cho y tế vùng Tây Nguyên - Bài 1: Yếu và thiếu… đủ thứ

LTS: Qua ghi nhận của nhóm phóng viên Báo SGGP, hiện nhiều cơ sở khám chữa bệnh ở các xã, huyện vùng cao của các tỉnh khu vực Tây Nguyên đều đang trong tình trạng xuống cấp, trang thiết bị, thuốc men, nhân viên y tế thiếu trước hụt sau. Vì vậy, chưa đáp ứng nhu cầu điều trị của người dân địa phương.

Sức khỏe cộng đồng

Đào tạo nâng cao chuyên môn đội ngũ y tế, Thành lập Trung tâm giới thiệu và chăm sóc bệnh nhân

Vừa qua, Hệ thống Phòng khám CarePlus cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú tại TPHCM và Trung tâm Y Khoa CHA (thuộc Tập đoàn CHA MEDICAL GROUP tại Hàn Quốc) ký kết hợp tác tăng cường đào tạo cán bộ y tế và thành lập Trung tâm giới thiệu và chăm sóc bệnh nhân. Nhằm đáp ứng cho khách hàng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, tham vấn ý kiến chuyên gia về bệnh lý nguy hiểm bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia từ Hàn Quốc và Việt Nam.

Tư vấn dinh dưỡng

Áp dụng ngay công thức dinh dưỡng 4-5-1 tạo nên bữa ăn cân bằng

Nhiều người hiện đang lo lắng về vấn đề dinh dưỡng, cụ thể là bữa ăn gia đình làm sao để luôn đa dạng mà đủ chất, hay những lo lắng xoay quanh món này, món kia không an toàn, sợ gây nóng, nổi mụn... Hãy cùng tìm hiểu qua công thức dinh dưỡng 4-5-1 được Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng vào bữa ăn hàng ngày để có sức khỏe tốt và phòng, chống bệnh tật.