
Đảm bảo hàng hóa đầy đủ dịp tết
Trong phần chất vấn, ĐB Nguyễn Thị Nga đặt câu hỏi về cung ứng hàng hóa trước, trong và sau tết để không gây biến động về giá cả. ĐB đặt vấn đề cấp phép quản lý các trang thương mại điện tử, việc bán hàng trên các mạng xã hội, livestream bán hàng trực tuyến, việc quản lý hàng gian hàng giả đang được bày bán tràn lan trên mạng, cũng như chợ đầu mối.
ĐB thắc mắc về kênh hỗ trợ và bảo vệ người tiêu dùng hiện đang được triển khai ra sao? Hiệu quả triển khai đề án logistic trên địa bàn TPHCM, hiện chi phí logistic thay đổi như thế nào sau khi có đề án này?. ĐB đề nghị có giải pháp để phát triển logistic TPHCM.
Trả lời, Giám đốc Sở Công thương Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, về việc chuẩn bị hàng tết năm nay tăng 15%-30%. UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch bình ổn thị trường, chuẩn bị hàng hóa cho tết. Sở Công thương TPHCM cũng tham mưu tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, liên kết với các tỉnh để chuẩn bị nguồn hàng. Nguồn hàng về TPHCM qua kênh phân phối hiện đại như siêu thị (khoảng 25%-30%), còn lại qua các chành vựa, chợ đầu mối khoảng 70%, với khoảng 7.200 tấn lương thực thực phẩm mỗi đêm.
TPHCM đã huy động các doanh nghiệp dự trữ nguồn hàng. Theo đó, đã có hơn 30.000 tấn hàng hóa được chuẩn bị cho người dân dịp tết. “Nguồn hàng tết năm nay đảm bảo dồi dào, nhưng về mặt giá cả lương thực, thực phẩm hiện nay có tăng 2%-4%, chưa đến mức phải điều chỉnh giá bình ổn. Các doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí để giữ giá”, ông Bùi Tá Hoàng Vũ nhận định.

Để giải quyết việc này, ông Vũ cho biết, TPHCM đã đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp lớn bù đắp cho các doanh nghiệp nhỏ. Tạo điều kiện cho việc vận chuyển xăng dầu; đồng thời kiến nghị các giải pháp tháo gỡ với trung ương. Hiện tình hình đã được cải thiện rất rõ nét. “Dù vậy, Sở cũng ý thức cung ứng xăng dầu là việc rất quan trọng, nên phối hợp với các cơ quan quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến để có giải pháp phù hợp, kịp thời”, Giám đốc Sở Công thương cho biết và cam kết, lượng dự trữ xăng dầu cho trước và sau tết, các doanh nghiệp đầu mối của TPHCM đã dự trữ đầy đủ.
Về bảo vệ người tiêu dùng, hàng gian hàng giả. Nhiệm vụ này trước đây Sở Công thương làm chính, nhưng từ năm 2018, cơ quan quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương là cơ quan chuyên trách của nhà nước để quản lý việc này. Nhưng lực lượng thanh tra của Sở cũng thực hiện việc này. Quốc hội cũng vừa bổ sung việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các sản phẩm mua qua thương mại điện tử. Về vấn đề an toàn thực phẩm, ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, rau không sạch vào siêu thị như báo chí phản ánh, là do khâu cung cấp dịch vụ không thực hiện đúng. Cơ quan quản lý cũng chưa giám sát kịp thời. Chính các kênh phân phối đã vào cuộc để chọn kỹ hơn đối tác của mình, giám sát quá trình sản xuất. Ban An toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra. Sở Công thương đã thường xuyên làm việc với hệ thống phân phối để nhắc nhở các đơn vị. |
Quan tâm mạng lưới cung ứng thực phẩm các vùng ngoại thành
ĐB Trần Hoàng Danh chất vấn, tình hình tăng giá cả thực tế có vẻ cao hơn con số lạm phát được công bố. Cử tri phản ánh, phải chăng chưa có sự tương đồng với thực tế? TPHCM có đóng góp gì trong đo lường chỉ số lạm phát chung của cả nước?
Cùng quan tâm vấn đề này, ĐB Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng, hiện với tình hình người dân nhập cư ở các vùng ngoại thành rất đông, Sở Công thương đã có kế hoạch xây dựng siêu thị hay trung tâm lớn ở cửa ngõ hay vùng ngoại thành? Chẳng hạn huyện Bình Chánh có hơn 850.000 dân nhưng chưa có một siêu thị lớn hay trung tâm lớn để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trả lời các câu hỏi này, Giám đốc Sở Công thương chia sẻ, tổng kết 20 năm bình ổn thị trường, TPHCM điều hành kinh tế mở, nên tác động của kinh tế thế giới là rất lớn. Tuy vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TPHCM trong 20 năm đều thấp hơn cả nước.
Giải pháp của TPHCM là tiếp tục tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp sản xuất tiếp cận thị trường. Nhóm doanh nghiệp tham gia bình ổn được trả lãi suất thấp hơn khoảng 1% so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời kết nối, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Thị Kim Dung, ông Hoàng Vũ nhìn nhận, mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại hiện chưa phân bổ đồng đều. Theo đó, 47 trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, 237 siêu thị cũng không phân bổ đồng đều giữa các địa phương. Khó khăn là quỹ đất thực hiện. Sở đã kêu gọi các nhà bán lẻ lớn, nhưng tiếp cận quỹ đất là việc khó. Ở huyện Bình chánh, Sở đã nắm tình hình và đề nghị huyện bố trí quỹ đất để đầu tư. Với thị trường hơn 800.000 dân đây là thị trường hấp dẫn.
Về hệ thống cửa hàng tiện lợi, trong vòng 10 năm qua đã gia tăng gấp 10 lần (Nếu năm 2012 có 300 cửa hàng, thì đến năm 2022 đã có hơn 3.000 cửa hàng). Đây cũng là một kênh phân phối mà trong giai đoạn chống dịch đã góp phần quan trọng cung ứng hàng hóa cho TPHCM. Sở Công thương sẽ kết nối để các nhà đầu tư quan tâm hơn các khu vực xa trung tâm TPHCM như quận Bình Tân, huyện Bình Chánh.
Cơ cấu kinh tế, giảm lao động thâm dụng



Đẩy mạnh chuyển đổi số trong chợ truyền thốngĐB Nguyễn Trần Phượng Trân nêu thắc mắc về giải pháp quản lý chợ truyền thống thời gian tới? Đáp lại, Giám đốc Sở Công thương cho biết, hiện TPHCM có 232 chợ truyền thống. Các chợ phần lớn được hình thành từ rất lâu cùng với quá trình hình thành khu dân cư. Đây cũng là kênh phân phối quan trọng cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng và vẫn đóng vai trò rất quan trọng, sẽ còn đồng hành lâu dài với người dân TPHCM. Theo người đứng đầu ngành công thương TPHCM, khó khăn hiện nay là không gian của chợ không lớn, hạ tầng các chợ thiếu hệ thống thoát nước, nhà vệ sinh, bãi giữ xe, quầy sạp diện tích nhỏ. Về giải pháp quản lý chợ, Sở Công thương TPHCM kết nối các thông tin về nguồn hàng, phối hợp các cơ quan đơn vị, địa phương các cấp để xây dựng phong trào kinh doanh văn minh. Những chương trình này được các tiểu thương trong chợ hưởng ứng rất tốt. Sở cũng kết nối các đơn vị để khai thác công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của chợ truyền thống. Hiện nay có nhiều mô hình kinh doanh chợ truyền thống online, như ứng dụng Utop… Vấn đề nữa, hiện quy định còn nhiều chống chéo khó khăn, theo Luật Đất đai hiện hành, chợ là đất thương mại, nên phải thu tiền sử dụng dất. Trong khi TPHCM trong nhiều năm coi là thiết chế công cộng, chỉ thu phí để duy trì hoạt động, phòng cháy chữa cháy... Thời gian tới, Sở cũng phối hợp Sở TN-MT tham mưu triển khai cho phù hợp. |