- PHÓNG VIÊN: Là nhà thiết kế gắn bó và đồng hành với trẻ em trong nhiều tuần lễ thời trang cho đối tượng nhỏ tuổi, điều gì khiến chị giữ được lửa đam mê này?
>> Nhà thiết kế NGỌC HÂN: Tại thời điểm này, khi có nhiều cơ hội để góp sức tạo nên sân chơi thời trang cho các bạn nhỏ, tôi đã tham gia không chỉ với trách nhiệm của một người tạo mẫu mà còn với đam mê của chính bản thân.
Với tôi, các tuần lễ thời trang dành cho trẻ em không chỉ là cơ hội để các nhà tạo mẫu được thể hiện khả năng sáng tạo, tình yêu với con trẻ, mà còn là sân chơi cho chính các em nhỏ. Ở đó, các em không chỉ được mặc những bộ quần áo đẹp, phù hợp, mà còn được giao lưu, được học hỏi về thẩm mỹ, về cách giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Những kiến thức các em thu nhận được từ trường học rất quan trọng, song những kiến thức các em có được từ những hoạt động xã hội như thế này sẽ đem lại cho các em nhiều kỹ năng sống.
Mỗi chương trình thời trang cho trẻ em là dịp để tôi sống lại tuổi thơ. Hồi còn bằng tuổi các em, tôi đã thích thời trang, nhưng lúc đó không có nhiều chương trình để trải nghiệm. Nhìn các bé tự tin sải bước với sự hồn nhiên, tôi thấy hạnh phúc. Chính mong muốn có nhiều hơn nữa các sàn diễn thời trang cho trẻ em là động lực giúp tôi thiết kế thời trang cho các bạn nhỏ.
- Thiết kế trang phục cho người lớn đã khó nhưng với trẻ em thì còn khó khăn hơn?
Đúng là thực hiện các bộ sưu tập cho trẻ em không hề đơn giản. Bởi ngoài việc thỏa mãn các tiêu chí về sáng tạo còn phải đáp ứng nhu cầu về chất liệu và giá thành sản phẩm. Với trẻ em, chất liệu đòi hỏi khắt khe hơn, bởi lẽ trẻ vận động nhiều nên phải ưu tiên lựa chọn các chất vải có độ co dãn tốt, thấm hút mồ hôi, giúp trẻ có thể thoải mái chạy nhảy nhưng vẫn đủ giữ được phom, dáng đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của trang phục. Cần thiết kế cho các bạn nhỏ làm sao để các bé thấy thích, thấy đẹp nhưng lại không bị già, lấn át vẻ ngây thơ, hồn nhiên của các em…
- Chị có thể tiết lộ nhiều hơn về bộ sưu tập áo dài “Cổ tích Việt Nam”?
Bộ sưu tập “Cổ tích Việt Nam” có thể được coi là món quà dành cho trẻ em, giúp các em thêm yêu thời trang, yêu văn hóa và những câu truyện cổ tích. 12 mẫu thiết kế được lấy cảm hứng từ các câu truyện cổ tích quen thuộc với trẻ em Việt Nam như: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Sự tích bánh chưng, bánh dày, Thạch Sanh, Thánh Gióng… Tôi mong muốn các em có những cảm nhận về văn hóa, những câu chuyện lịch sử, truyền thống dân tộc qua chính mỗi sản phẩm các em được mặc trong các dịp đặc biệt. Những họa tiết dân gian, mảng màu tươi sáng, những nét vẽ ngây thơ của con trẻ được thể hiện sống động thành những bức tranh trên tà áo. Không chỉ có áo dài dành cho bé gái được chú trọng, tôi còn thiết kế cho những bé trai.
Bộ sưu tập này được khởi động từ sau Tết Nguyên đán 2018 và mới chỉ hoàn thành gần đây. Sở dĩ thời gian thực hiện khá lâu như vậy vì tôi phải sửa đi sửa lại nhiều lần để các chi tiết thể hiện trong trang phục vừa chắt lọc đảm bảo yếu tố tinh tế nhưng lại vừa ngây thơ…
- Người tiêu dùng trong nước dường như chưa có thói quen đầu tư trang phục cho trẻ em là những sản phẩm đắt tiền. Điều này có làm khó cho những người thiết kế thời trang?
Đúng vậy, một phần là do thói quen trong chi tiêu, phần khác là trẻ em là đối tượng đang ở độ tuổi lớn rất nhanh. Có bộ đồ còn rất mới, rất đẹp, mới chỉ mặc có vài lần nhưng không mặc thêm được nữa vì các em lớn nhanh quá. Vì thế, người làm thời trang phải cân đối giữa yếu tố thời trang, lợi nhuận, văn hóa… để sản phẩm đến được nhiều bạn nhỏ.
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước có nền thời trang phát triển cũng chỉ đầu tư cho thời trang nhí ở mức độ 5/10. Nếu tính về lợi nhuận cao thì không ai đầu tư làm thời trang cho trẻ em bởi tiêu chí thì khắt khe cả về chất liệu lẫn hình thức nhưng giá thành bán ra lại phải hợp lý.
>> Nhà thiết kế NGỌC HÂN: Tại thời điểm này, khi có nhiều cơ hội để góp sức tạo nên sân chơi thời trang cho các bạn nhỏ, tôi đã tham gia không chỉ với trách nhiệm của một người tạo mẫu mà còn với đam mê của chính bản thân.
Với tôi, các tuần lễ thời trang dành cho trẻ em không chỉ là cơ hội để các nhà tạo mẫu được thể hiện khả năng sáng tạo, tình yêu với con trẻ, mà còn là sân chơi cho chính các em nhỏ. Ở đó, các em không chỉ được mặc những bộ quần áo đẹp, phù hợp, mà còn được giao lưu, được học hỏi về thẩm mỹ, về cách giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Những kiến thức các em thu nhận được từ trường học rất quan trọng, song những kiến thức các em có được từ những hoạt động xã hội như thế này sẽ đem lại cho các em nhiều kỹ năng sống.
Mỗi chương trình thời trang cho trẻ em là dịp để tôi sống lại tuổi thơ. Hồi còn bằng tuổi các em, tôi đã thích thời trang, nhưng lúc đó không có nhiều chương trình để trải nghiệm. Nhìn các bé tự tin sải bước với sự hồn nhiên, tôi thấy hạnh phúc. Chính mong muốn có nhiều hơn nữa các sàn diễn thời trang cho trẻ em là động lực giúp tôi thiết kế thời trang cho các bạn nhỏ.
- Thiết kế trang phục cho người lớn đã khó nhưng với trẻ em thì còn khó khăn hơn?
Đúng là thực hiện các bộ sưu tập cho trẻ em không hề đơn giản. Bởi ngoài việc thỏa mãn các tiêu chí về sáng tạo còn phải đáp ứng nhu cầu về chất liệu và giá thành sản phẩm. Với trẻ em, chất liệu đòi hỏi khắt khe hơn, bởi lẽ trẻ vận động nhiều nên phải ưu tiên lựa chọn các chất vải có độ co dãn tốt, thấm hút mồ hôi, giúp trẻ có thể thoải mái chạy nhảy nhưng vẫn đủ giữ được phom, dáng đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của trang phục. Cần thiết kế cho các bạn nhỏ làm sao để các bé thấy thích, thấy đẹp nhưng lại không bị già, lấn át vẻ ngây thơ, hồn nhiên của các em…
- Chị có thể tiết lộ nhiều hơn về bộ sưu tập áo dài “Cổ tích Việt Nam”?
Bộ sưu tập “Cổ tích Việt Nam” có thể được coi là món quà dành cho trẻ em, giúp các em thêm yêu thời trang, yêu văn hóa và những câu truyện cổ tích. 12 mẫu thiết kế được lấy cảm hứng từ các câu truyện cổ tích quen thuộc với trẻ em Việt Nam như: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Sự tích bánh chưng, bánh dày, Thạch Sanh, Thánh Gióng… Tôi mong muốn các em có những cảm nhận về văn hóa, những câu chuyện lịch sử, truyền thống dân tộc qua chính mỗi sản phẩm các em được mặc trong các dịp đặc biệt. Những họa tiết dân gian, mảng màu tươi sáng, những nét vẽ ngây thơ của con trẻ được thể hiện sống động thành những bức tranh trên tà áo. Không chỉ có áo dài dành cho bé gái được chú trọng, tôi còn thiết kế cho những bé trai.
Bộ sưu tập này được khởi động từ sau Tết Nguyên đán 2018 và mới chỉ hoàn thành gần đây. Sở dĩ thời gian thực hiện khá lâu như vậy vì tôi phải sửa đi sửa lại nhiều lần để các chi tiết thể hiện trong trang phục vừa chắt lọc đảm bảo yếu tố tinh tế nhưng lại vừa ngây thơ…
- Người tiêu dùng trong nước dường như chưa có thói quen đầu tư trang phục cho trẻ em là những sản phẩm đắt tiền. Điều này có làm khó cho những người thiết kế thời trang?
Đúng vậy, một phần là do thói quen trong chi tiêu, phần khác là trẻ em là đối tượng đang ở độ tuổi lớn rất nhanh. Có bộ đồ còn rất mới, rất đẹp, mới chỉ mặc có vài lần nhưng không mặc thêm được nữa vì các em lớn nhanh quá. Vì thế, người làm thời trang phải cân đối giữa yếu tố thời trang, lợi nhuận, văn hóa… để sản phẩm đến được nhiều bạn nhỏ.
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước có nền thời trang phát triển cũng chỉ đầu tư cho thời trang nhí ở mức độ 5/10. Nếu tính về lợi nhuận cao thì không ai đầu tư làm thời trang cho trẻ em bởi tiêu chí thì khắt khe cả về chất liệu lẫn hình thức nhưng giá thành bán ra lại phải hợp lý.