Đó là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp (DN) logistics để chia sẻ lợi nhuận từ khai thác lợi thế về hạ tầng và vận tải, cũng như tăng năng lực cạnh tranh trong chuỗi dịch vụ logistics. Nhật Bản và Hàn Quốc được ghi nhận là hai quốc gia rót vốn nhiều nhất vào logictics của Việt Nam.
Vào đầu tháng 7-2019, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) ký kết hợp đồng liên doanh với đối tác Suzue Nhật Bản về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải và logistics. Hay Tập đoàn Sumitomo vừa hợp tác với Công ty Suzuyo và một quỹ công - tư chuyên về đầu tư hạ tầng của Nhật Bản, chi gần 40 triệu USD để mua 10% cổ phần của Công ty cổ phần Gemadept Việt Nam.
Một “ông lớn” khác đến từ Nhật Bản cũng đang xúc tiến vào sân chơi logistics là Tập đoàn Mitsui O.S.K Lines (MOL) khi mới đây đã đến khảo sát Cảng quốc tế Vĩnh Tân (VTIP) để xem xét đưa các tàu của MOL vận chuyển than nhập khẩu từ Indonesia vào cảng VTIP.
Tương tự, dòng vốn từ Hàn Quốc cũng đang đổ vào lĩnh vực logistics, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới tại Việt Nam. Thương vụ đáng chú ý là Samsung SDS (công ty con của Tập đoàn Samsung) và Công ty cổ phần Logistics hàng không (ALS) thành lập liên doanh ALSDS, tham gia kinh doanh logistics tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Trước đó, Samsung SDS cũng ký kết với Minh Phương Logistics khai thác tiềm năng thị trường vận tải hàng hóa nội địa bằng đường bộ.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bình Phước: Phấn đấu thu ngân sách năm 2021 đạt 12.000 tỷ đồng
-
Không thiếu nguồn hàng thực phẩm tươi sống dịp Tết Tân Sửu 2021
-
Khởi sắc sức mua hàng tết
-
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,3%/năm trong giai đoạn 2021-2025
-
Tự tin tiến bước
-
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
-
Doanh nghiệp tiết kiệm hơn 200 triệu USD nhờ hải quan điện tử
-
Bảo đảm tự chủ của nền kinh tế Việt Nam là thách thức không nhỏ khi thực hiện RCEP
-
Cam Xã Đoài được giá vụ tết
-
VN-Index giảm hơn 60 điểm