
“Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ doanh nghiệp và người dân; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; kiên quyết tháo gỡ những điểm nghẽn; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thành công tại thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số; hướng phát triển bền vững với việc triển khai các chính sách quan trọng, Chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo nhân lực chất lượng cao, giàu kỹ năng nhằm đưa đóng góp kinh tế số lên 20% GDP của cả nước vào năm 2025.
Tôi cũng đề nghị tỉnh Long An cần tiếp tục tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân... để đề ra các định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao thông minh của tỉnh; trong đó cần chú trọng phát triển hài hoà giữa khu vực đô thị và nông thôn. Đối với phát triển công nghiệp, tỉnh cần xác định các ngành mũi nhọn, có lợi thế, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logistics. Đối với nông nghiệp cần phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh.



Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hà Nội chi hơn 100 tỷ đồng làm hầm đường bộ xuyên qua đê sông Hồng
-
Chỉ số niềm tin kinh doanh của nhà đầu tư châu Âu giảm
-
Tây Ninh tập trung phát triển giao thông kết nối
-
Tây Ninh: Thu hút đầu tư trong nước đạt 10.039 tỷ đồng
-
TPHCM: Chỉ giải ngân được 17% vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm 2022
-
Thu hút đầu tư linh hoạt
-
Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhanh vào Củ Chi
-
Bình Định thu hút dòng vốn đầu tư mới trên 5.500 tỷ đồng
-
Vingroup và Intel ký hợp tác chiến lược về công nghệ
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Gia Lai cần quan tâm phát triển hạ tầng