Mối đe dọa khó lường

Đài RFI dẫn lời giới chuyên gia cho rằng, việc lực lượng Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan có nguy cơ kích động những “con sói đơn độc” tại Pháp và mối đe dọa khủng bố ở đất nước hình lục lăng vẫn ở cấp độ cao.
Chuyển người bị thương trong vụ nổ nghi là đánh bom liều chết bên ngoài sân bay quốc tế ở Kabul, Afghanistan ngày 26-8-2021. Ảnh: Aljazeera/TTXVN
Chuyển người bị thương trong vụ nổ nghi là đánh bom liều chết bên ngoài sân bay quốc tế ở Kabul, Afghanistan ngày 26-8-2021. Ảnh: Aljazeera/TTXVN

Theo chủ tịch vùng Ile-de-France Valerie Pecresse, nguy cơ một số phần tử cực đoan trà trộn trong dòng người tản cư khỏi Afghanistan là hiện hữu, khi có 5 người Afghanistan được Pháp đưa khỏi Kabul bị tình nghi có quan hệ với Taliban và đang bị theo dõi hành chính. Trong 22.000 người bị liệt trong danh sách cực đoan tại Pháp, có đến 1/4 là người nước ngoài và những người này là mối đe dọa cho an ninh công cộng.

Dù số người nằm trong Danh sách Cảnh báo phòng chống khủng bố cực đoan (FSPRT) đã giảm từ 10.000 vào năm 2017 xuống còn 7.535 vào ngày 1-9 vừa qua, nhưng đây không phải là dấu hiệu cho thấy nguy cơ khủng bố bớt đi. Trái lại, mối đe dọa Hồi giáo cực đoan lại biến hóa khó lường, không bao giờ ở nơi mà người ta nghĩ đến.

Ông Jean-Francois Ricard, công tố viên chống khủng bố, giải thích: “Khi bắt đầu hiểu ra chúng vận hành như thế nào, mối đe dọa lại thay đổi do những kẻ tấn công giờ độc lập hơn và không có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức khủng bố”. Điều này khiến lực lượng tình báo Pháp khó “khoanh vùng” các đối tượng nghi vấn, thường là những người dễ bị tác động và nhạy cảm với không khí thù địch nhắm đến một nhà nước bị coi là kẻ thù của đạo Hồi. Sự kết hợp này được ông Gilles Kepel, chuyên gia về khối Arab, mô tả trong cụm từ “thánh chiến theo hoàn cảnh”. Xu hướng đó được thể hiện qua 7 vụ tấn công tại Pháp từ năm 2020, đều do “sói đơn độc” tiến hành. Ngoài ra, còn phải kể đến “thánh chiến mạng” gia tăng. Chỉ cần 2 cú nhấp chuột là có thể truy cập vào những đoạn video như sách giáo khoa và không tài nào xóa hết được. 

Công việc theo dõi trên mạng được hợp thức hóa nhờ một đạo luật chống khủng bố được Pháp ban hành vào tháng 7-2021. Lực lượng an ninh Pháp được trang bị thêm một công cụ sử dụng thuật toán để phân tích những dữ liệu truy cập mạng được cung cấp bởi các nhà viễn thông. Sau những vụ khủng bố trong năm 2015, việc quản lý và giám sát tù nhân Hồi giáo cực đoan cũng có nhiều thay đổi. Trong tổng số khoảng 68.000 tù nhân tại Pháp, có 461 người bị kết án vì các tội khủng bố Hồi giáo (TIS). Pháp đã lập 6 khu vực đánh giá tình trạng cực đoan hóa… 

Tin cùng chuyên mục