Ngày 24-9, kiểm tra công trình bảo vệ môi trường của Formosa Hà Tĩnh ​

Trong cuộc họp báo thường kỳ quý III tổ chức chiều 20-9,  Bộ Tài nguyên và Môi trườngcho biết, dự kiến ngày 24-9, sẽ tổ chức kiểm tra việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với 10 hạng mục chính của dự án Formosa Hà Tĩnh.
Dự kiến ngày 24-9, kiểm tra công trình bảo vệ môi trường của Formosa Hà Tĩnh ​
Dự kiến ngày 24-9, kiểm tra công trình bảo vệ môi trường của Formosa Hà Tĩnh ​

Trước đó, sau một thời gian tiến hành khắc phục sự cố, Công ty Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã bắt đầu vận hành lò cao số 1 từ ngày 29-5. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu chất thải và môi trường nước biển, nước mặn, nước ngầm, không khí xung quanh trước khi vận hành lò cao số 1 để đối chứng với kết quả do FHS phối hợp với Viện Công nghệ môi trường thực hiện.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả đo đạc mẫu nước biển ven bờ, nước mặt tại kênh thoát nước mưa, nước ngầm, trầm tích đáy và không khí xung quanh khu vực hoạt động của FHS cho thấy, chất lượng môi trường đảm bảo quy chuẩn quy định, không có sự thay đổi chất lượng môi trường trước, sau khi vận hành Lò cao số 1 và tương đồng với kết quả đánh giá hiện trạng môi trường khu vực triển khai dự án khi FHS lập các báo cáo ĐTM năm 2008.

Về xử lý chất thải rắn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu FHS tiếp tục lấy mẫu, phân tích các loại chất thải rắn mới phát sinh để phân loại, quy định và quản lý theo quy định; khẩn trương trình phương án tổng thể về tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trong nội bộ dự án nhằm đảm bảo không lưu giữ xỉ thải tại bãi chứa diện tích 143ha đã được xây dựng.

Bộ này cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Hà Tĩnh, các bộ ngành, cơ quan khoa học, các chuyên gia về môi trường định kỳ kiểm tra, giám sát và đôn đốc FHS khẩn trương thực hiện một số công việc theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ như định kỳ và đột xuất kiểm tra; yêu cầu FHS khẩn trương hoàn thành hạng mục bổ sung xây dựng hệ thống làm nguội cốc khô (CDQ) số 1 và số 2; đôn đốc FHS hoàn thành phương án tổng thể tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trong khuôn viên dự án nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải lưu giữ tại bãi thải xỉ lấn biển.

Bộ cũng sẽ khẩn trương tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 4 tỉnh miền Trung”  và tổ chức kiểm tra việc hoàn thành các hạng mục công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành thử nghiệm xưởng luyện cốc số 2 (lò cốc số 3 và 4) và máy thiêu kết số 1 theo thông báo của FHS.

       Bộ Tài nguyên và Môi trường lo ngại về tro xỉ nhiệt điện than

Tại cuộc họp báo chiều 20-9, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đến nay, cả nước có 26 nhà máy nhiệt điện than (NMĐT) đang vận hành với tổng công suất khoảng 13.810 MW, tiêu thụ khoảng 47,8 triệu tấn than/năm, với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hàng năm hơn 16,4 triệu tấn/năm.

Dự kiến tới năm 2020 sẽ có thêm 15 dự án nhiệt điện than được đưa vào hoạt động (hiện đang trong quá trình xây dựng) và sẽ đưa tổng công suất lắp đặt NĐT lên 24.370 MW và tiêu thụ khoảng 60 triệu tấn than/năm; dự kiến tổng số NMĐT hoạt động năm 2020 là 31 nhà máy, năm 2025 là 47 nhà máy và năm 2030 là 64 nhà máy.

Ngày 24-9, kiểm tra công trình bảo vệ môi trường của Formosa Hà Tĩnh ​ ảnh 1 Phần lớn các nhà máy đều chưa có biện pháp tái sử dụng, xử lý tro, xỉ một cách triệt để
Tuy nhiên, trong tổng lượng thải nói trên, chỉ có một số lượng không đáng kể tro, xỉ đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào để sử dụng làm phụ gia xi măng, bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng không nung… Phần lớn các nhà máy đều chưa có biện pháp tái sử dụng, xử lý tro, xỉ một cách triệt để; tro, xỉ chủ yếu được đổ ra bãi thải của các nhà máy như: Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên), Nhà máy Nhiệt điện Na Dương (Lạng Sơn), Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại I, II (Hải Dương), Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí (Quảng Ninh), Nhá máy Nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh), Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (Hải Phòng)…

Tin cùng chuyên mục