Nghiêm trang lễ chào cờ đầu năm mới tại đất mũi Ba Làng An, Quảng Ngãi

Sáng ngày 1-1, tại Trạm đèn biển Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Bình Sơn tổ chức Lễ chào cờ đón chào năm mới 2024.

Tại buổi lễ chào cờ đón chào năm mới 2024, Thượng tá Lê Mỹ Sơn, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, điều hành lễ chào cờ, hát Quốc ca và nghi lễ thượng cờ tại Trạm đèn biển Ba Làng An.

chao-co-dau-nam-1-of-1-4681.jpg
Lá cờ đỏ sao vàng tại Lễ chào cờ đầu năm 2024. Ảnh: NGUYỄN TRANG
chao-co-dau-nam-2-1-of-1-5524.jpg
Cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tham dự lễ chào cờ tại trạm đèn biển Ba Làng An. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, khái quát lịch sử vùng đất mũi Ba Làng An. Vùng đất này được hình thành từ 3 ngôi làng là An Hải, An Vĩnh, An Kỳ, theo các tài liệu chính sử ghi nhận, chính cư dân vùng Ba Làng An là người đã khai phá và hình thành nên lớp cư dân Việt đầu tiên trên đảo Lý Sơn. Các địa danh An Hải, An Vĩnh, An Bình trên đảo Lý Sơn chính là xuất phát từ địa danh của mũi Ba Làng An. Dấu tích của đội Hoàng Sa tại mũi đất này là địa danh Vườn Đồn (thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ), nơi xuất quân của đội Hoàng Sa. Vườn đồn, nay là Đồn Biên phòng Sa Kỳ đóng chân. Cách đó vài trăm mét là dấu tích của miếu Hoàng Sa, nơi đội Hoàng Sa làm lễ tế thần Nam Hải trước khi ra khơi.

72901ddc3a9091cec881-2496.jpg
chao-co-dau-nam-3-1-of-1-7284.jpg
Nghi lễ chào cờ, hát Quốc gia trong ngày đầu năm mới. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Các đợt khai quật khảo cổ năm 1978 và 2002, tại đây đã phát hiện dấu tích quan trọng về lớp cư dân tiền Sa Huỳnh cư trú, vùng biển Bình Châu còn chứa đựng nhiều con tàu cổ đắm dưới lòng biển sâu.

chao-co-dau-nam-7-1-of-1-4971.jpg
Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên trạm đèn biển Ba Làng An. Ảnh: NGUYỄN TRANG
chao-co-dau-nam-4-1-of-1-4976.jpg
Chiến sĩ biên phòng thực hiện nghi lễ thượng cờ. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Mũi Ba Làng An còn là danh lam thắng cảnh, nơi có miệng núi lửa đã ngưng hoạt động khoảng 30m2, nhiều vách đá trầm tích với ngọn hải đăng tuyệt đẹp cao 36,4m, 80 bậc thang có vai trò quan trọng trong kiểm soát biển và cứu hộ hàng hải, đồng thời là điểm đất liền gần nhất đến quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.

chao-co-dau-nam-5-1-of-1-1375.jpg
Ảnh: NGUYỄN TRANG
chao-co-dau-nam-8-1-of-1-7457.jpg
Rất đông người dân các xã đã về Trạm đèn biển Ba Làng An tham dự sự kiện quan trọng đầu năm. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Lễ chào cờ đón chào năm mới 2024 có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tự chủ của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, hướng về biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, vùng trời thiêng liêng Tổ Quốc.

chao-co-dau-nam-9-1-of-1-4393.jpg
Chương trình có nhiều tiết mục đón chào năm mới 2024. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Phú Yên: Chào cờ đón năm mới tại cực Đông của Tổ quốc

Ngày 1-1, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ chào cờ đầu năm mới 2024 tại danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện (xã Hòa Tâm, TX Đông Hòa, Phú Yên).

Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh sáng mặt trời đầu tiên trên đất liền của Việt Nam.

img-20240101-123906-4340.jpg
Lãnh đạo địa phương tham gia Lễ chào cờ đầu năm mới 2024

Tham gia hoạt động ý nghĩa này có hàng ngàn người là cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, nhân dân và khách du lịch. Trong khung cảnh hùng vĩ, khi giai điệu hào hùng của bài Quốc ca vang lên, nhiều người dân Phú Yên và du khách tự hào và xúc động. Những ánh mắt hướng về vùng biển, vùng trời, hải đảo làm cho lễ chào cờ đầu tiên của năm mới thêm linh thiêng, hùng tráng. Nhiều du khách khi tham gia sự kiện này cảm thấy đầy tự hào và mến yêu về cảnh sắc quê hương, đất nước.

img-20240101-123902-5115.jpg
img-20240101-123911-2016.jpg
Hàng ngàn người dân, du khách tham gia Lễ chào cờ đầu năm mới 2024

Đây là hoạt động được tỉnh Phú Yên quan tâm tổ chức, nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp của chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân; kỳ vọng về sự khởi sắc của tỉnh Phú Yên trong năm 2024.

Theo ông Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Lễ chào cờ đầu năm mới 2024 tại danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện - điểm cực Đông, nơi đón ánh sáng mặt trời đầu tiên trên đất liền của Việt Nam, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng phát triển. Mũi Điện cũng là một danh thắng cấp quốc gia, nên lễ chào cờ còn góp phần quảng bá và thu hút du khách đến với Phú Yên.

img-20240101-123913-6094.jpg
Tiết mục nghệ thuật tại lễ chào cờ

Dịp này, Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên tổ chức đón và tặng quà cho những du khách đầu tiên đến với danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện. Tại đây, du khách trong nước và quốc tế tham quan, chiêm ngưỡng, trải nghiệm khoảnh khắc đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Ngoài ra, du khách còn tìm hiểu ngọn Hải đăng Mũi Điện có tuổi đời trên 100 năm, được cho là kỳ vĩ bậc nhất Việt Nam.

img-20240101-123908-9845.jpg
Tỉnh Phú Yên tổ chức đón và tặng quà cho những du khách đầu tiên đến với danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện

Theo Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, trong năm 2023 dù có nhiều khó khăn, nhưng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên tăng trưởng mạnh. Tổng lượt khách du lịch ước đạt 3,1 triệu lượt (tăng gần 40%), doanh thu đạt 4.730 tỷ đồng (tăng gần 70%) so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, du lịch Phú Yên có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, tiếp tục phát triển và đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục