Ngư dân ăn tết trên biển

Những ngày cuối năm, khi nhà nhà trên khắp mọi miền đất nước đang sum vầy để đón tết cổ truyền thì giữa trùng khơi, hàng chục nghìn ngư dân vẫn đang miệt mài đánh bắt, “săn” lộc biển đầu năm. Nhiều đoàn tàu cá vừa ra khơi để đánh bắt chuyến biển xuyên tết, lần này, họ mang theo không chỉ nhu yếu phẩm mà còn có hoa tươi, bánh chưng, hương đèn…để cúng bái tạ ơn biển đêm giao thừa…
Ngư dân ăn tết trên biển

Vươn khơi tạ ơn biển!

Chiều 26 tháng Chạp, PV Báo SGGP có mặt tại cảng cá Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) ghi nhận hàng chục lượt tàu thuyền ra vào cảng cá bán hải sản cho thương lái. Không ít tàu liền cấp tập chuẩn bị nhu yếu phẩm, lương thực để chuẩn bị cho chuyến ra khơi xuyên tết.

>>>Clip ghi nhận tại cảng cá Sa Kỳ. Tác giả: NGUYỄN TRANG

Tàu cá QNg 95492 TS do ngư dân Trần Quận (xã Bình Châu) làm thuyền trưởng cùng 8 ngư dân đang chuẩn bị nhu yếu phẩm để tiếp tục vươn khơi. Với họ, chuyến biển này đặc biệt nhất năm nên thuyền trưởng Quận chỉ đạo anh em đội tàu cần chuẩn bị đầy đủ cả về vật chất, lẫn tinh thần để vươn khơi bám biển đón giao thừa.

Các ngư dân nỗ lực tiếp đá lạnh lên tàu để vươn khơi đánh bắt xuyên tết ở cảng cá Sa Kỳ. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Các ngư dân nỗ lực tiếp đá lạnh lên tàu để vươn khơi đánh bắt xuyên tết ở cảng cá Sa Kỳ. Ảnh: NGUYỄN TRANG

“Tàu tôi chuyên hành nghề câu cá chuồn tại ngư trường quanh quần đảo Trường Sa. Cuối năm đang vào mùa săn cá chuồn nên chúng tôi quyết tâm vươn khơi đánh bắt xuyên tết để mong kiếm thêm thu nhập, ra tết trở về đoàn tụ với gia đình sau. Do đánh bắt xuyên tết nên anh em trên tàu chuẩn bị thêm bánh chưng, bia, kẹo, trái cây, hoa tươi, nhang đèn, cau trầu…để cúng giao thừa trên biển”, thuyền trưởng Quận chia sẻ.

Ông Quận đi biển từ năm 18 tuổi, năm nay là cái tết thứ 10 ông đón tết trên biển. Chuyến ra khơi đặc biệt này, khi tàu đến Hoàng Sa là đúng dịp năm mới, ông chỉ mong trời yên biển lặng, cho một năm ngư dân gặp nhiều may mắn, cá tôm đầy khoang...

Ngư dân mang những chậu hoa cúc lên tàu để ăn tết trên biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ngư dân mang những chậu hoa cúc lên tàu để ăn tết trên biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ở phía bờ là những người vợ ngư dân ở nhà đón tết. Họ vẫn ngóng trông theo chồng ngoài khơi xa. Bà Phạm Thị Nhanh (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), tâm sự: “Suốt 25 năm qua, cái tết năm nào tôi cũng ra bến cảng tiễn chồng ra khơi. Mặc dù mẹ con tôi buồn và tủi thân nhưng cuộc mưu sinh và cái nghiệp biển giã gắn với thân nên cả nhà động viên làm chỗ dựa tinh thần cho chồng đánh bắt ngoài khơi. Tôi hy vọng năm nay, chồng tôi và các bạn tàu có chuyến biển bình an, bội thu những luồng cá lớn”.

Ngư dân ở cảng cá Sa Kỳ đang tất bật bán hải sản để tiếp tục ra khơi vụ tết. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ngư dân ở cảng cá Sa Kỳ đang tất bật bán hải sản để tiếp tục ra khơi vụ tết. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Tại cửa biển Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), ngư dân Vũ Thành Hoàng (44 tuổi, xã Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn) có 2 tàu cá với 18 lao động ra khơi từ ngày 18, 19-12 âm lịch để đánh bắt xuyên tết, chủ yếu săn cá ngừ, cá sọc dưa, cá bò… Mấy năm nay, để hạn chế di chuyển ngư trường và thực hiện cam kết không vi phạm quy định IUU nên đội tàu của anh Hoàng cùng các tàu cá ngư dân Hoài Thanh đều thực hiện đánh bắt bằng chà – xây nhà cho cá giữa biển.

Mẻ lưới cá của ngư dân Bình Định đánh bắt được trên biển. Ảnh: ĐẶNG VĂN HẢI

Mẻ lưới cá của ngư dân Bình Định đánh bắt được trên biển. Ảnh: ĐẶNG VĂN HẢI

Chà được kết bằng dây thép lớn và nhiều vật liệu khác có giá từ 150 – 200 triệu đồng/1 cây chà. Khi ra khơi, các tàu đi theo từng tổ từ 4 – 10 tàu/1 tổ để đánh bắt. Mỗi tổ từ 10 đến 20 chà như 20 ngôi nhà dưới biển để cho đàn cá tìm đến trú ngụ rồi tổ chức vây bắt. Cách này đánh bắt lâu dài hàng tháng trời không phải di chuyển nhiều nên tiết kiệm chi phí nhiên liệu .

“Thủ lĩnh” Vũ Thành Hoàng kể, ngư dân thị xã Hoài Nhơn có truyền thống đánh cá xuyên tết từ bao đời nay. Với ngư dân nơi đây, biển giã là nhà, là nghiệp nuôi sống gia đình nên ngày tết phải ra khơi đón lộc đầu năm và cúng bái tạ ơn biển.

Đội tàu cá Hoài Nhơn mở biển vươn khơi đầu năm. Ảnh: QUIN QUIN (Ảnh tư liệu)

Đội tàu cá Hoài Nhơn mở biển vươn khơi đầu năm. Ảnh: QUIN QUIN (Ảnh tư liệu)

“Để tạ ơn biển, chúng tôi mang theo bánh chưng, hoa quả, kẹo, bia… để cúng biển đón năm mới. Đêm giao thừa, các tàu sẽ di chuyển lại gần nhau để giao lưu và cùng đón bình minh của năm mới. Anh em quây quần kể chuyện, nối lại tinh thần đoàn kết, chia sẻ những dự định năm mới…”, anh Hoàng tâm sự.

Tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), hàng chục tàu cá đang tất bật chuẩn bị cho chuyến biển xuyên tết. Vừa giục thuyền viên đưa đá lạnh xuống khoang, ông Đinh Văn Phúc (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) chủ tàu cá ĐNa 97448 TS cho biết, nửa đầu tháng chạp tàu cá phải nằm bờ vì thời tiết. Khi thời tiết ổn định và ấm hơn, ông cùng bạn thuyền mạnh dạn vươn khơi cuối năm.

>>>Clip ghi nhận tại cảng cá Thọ Quang. Tác giả: XUÂN QUỲNH.

“Ngoài việc chuẩn bị dầu, đá lạnh và các nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt trong quá trình khai thác, tôi còn mang thêm vài con gà, mấy thùng bia, bánh, mứt để cúng giao thừa. Năm nào cũng đón giao thừa trên biển, vui lắm!”, ông Phúc nói.

Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ngư dân vào cảng cá Thọ Quang bán hải sản cuối năm. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ngư dân vào cảng cá Thọ Quang bán hải sản cuối năm. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Đề cập đến việc ăn tết trên biển, ông Lê Xuân Hùng (SN 1969, trú xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), thuyền viên tàu cá BĐ 94774TS kể, trên biển tuy thiếu thốn nhưng mọi người vẫn làm mâm cơm cúng giao thừa, rồi ngồi ăn quây quần với nhau. Đêm giao thừa, tàu của ông cố gắng đến gần các đảo để có sóng điện thoại cho các thuyền viên liên lạc về nhà.

"Giao thừa, mình đi xa cũng nhớ vợ con ở nhà nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên phải đi. Đi lâu dần rồi quen, năm nào không ăn tết trên biển lại thấy thiếu thiếu gì đó", anh Hùng nói.

Theo số liệu cập nhật của Chi cục Thủy sản Bình Định, đến 16-1, toàn tỉnh này có 2.849 tàu cá (gần 15.000 lao động) hoạt động đánh bắt trên biển xuyên Tết Nguyên đán. Trong đó có 849 tàu/8.288 lao động đánh bắt theo chuyến biển dài ngày, bám trụ ở các vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chủ yếu khai thác: cá ngừ vây vàng, mắt to, các loài cá nổi, cá ngừ sọc dưa, cá ngừ bò…

Đội tàu cá thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) có số lượng tàu xa bờ vươn khơi đánh bắt xuyên tết đông nhất. Ảnh: QUIN QUIN

Đội tàu cá thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) có số lượng tàu xa bờ vươn khơi đánh bắt xuyên tết đông nhất. Ảnh: QUIN QUIN

Tàu cá ngư dân thị xã Hoài Nhơn chuẩn bị nhu yếu phẩm, lương thực vươn khơi cuối năm. Ảnh: NGỌC OAI

Tàu cá ngư dân thị xã Hoài Nhơn chuẩn bị nhu yếu phẩm, lương thực vươn khơi cuối năm. Ảnh: NGỌC OAI

Lão ngư tình nguyện trực đài ICOM xuyên tết

Để những chuyến biển xuyên tết bình an thì không thể thiếu người trực Icom trên biển. Ông Nguyễn Thành Nam (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) đã trực Icom miễn phí suốt 5 năm qua, giúp các ngư dân an tâm bám biển. Trước đây, lão ngư Nguyễn Thành Nam từng là thợ lặn khét tiếng của xứ biển Bình Châu nhưng do sự cố trên biển nên ông giã từ nghiệp biển đến nay...

>>> Clip đài trực ICOM xuyên tết của lão ngư Nguyễn Thành Nam. Tác giả: NGUYỄN TRANG.

Ông kể: “Các tàu khai thác trên biển xuyên tết chủ yếu là tàu hành nghề lưới rê, khai thác cá chuồn tại quần đảo Trường Sa. Thời điểm này trời biển có gió, đặc điểm con cá chuồn là gió càng mạnh thì tàu càng dễ trúng mẻ lớn nên ai cũng mong muốn có thêm nguồn kinh tế cho gia đình”.

Theo ông Nam, khu vực phía Nam của Biển Đông gần đảo Trường Sa có thể liên lạc về gia đình qua điện thoại, còn các khu vực xa hơn thì liên lạc qua Icom của ông. Ông trực từ 16 giờ mỗi ngày để nắm bắt tình hình trên biển và giúp các gia đình hỏi thăm ngư dân ngoài khơi.

“Mùa này gió lớn nên tôi thông báo cho anh em ngư dân cập nhật thông tin thời tiết liên tục. Hiện nay có đợt không khí lạnh rất mạnh, biển động. Tôi hay nhắc anh em khai thác phải theo đội, ít nhất 2-3 tàu/ đội, đừng đánh bắt riêng lẻ bởi nếu xảy ra sự cố thì khó cứu trong thời tiết xấu”, ông Nam chia sẻ.

“Treo thưởng”, động viên ngư dân bám biển xuyên tết

Tại thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) có đội tàu cá đánh bắt xa bờ rất lớn trên 2.100 tàu. Hiện, thị xã này có 1 nghiệp đoàn nghề cá với 1.100 tàu và 680 tổ đánh bắt đoàn kết trên biển. Tết Nguyên đán năm nay, có 622 tàu cávươn khơi đánh bắt xuyên tết. Hơn chục năm qua, Hoài Nhơn là địa phương có đội tàu đánh bắt xa bờ dịp tết đông nhất.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn, cho biết, năm qua sản lượng đánh bắt đội tàu cá xa bờ Hoài Nhơn đạt gần 70 ngàn tấn; trong đó đội tàu cá ngừ đại dương duy trì được năng suất đạt gần 11.000 tấn, doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.

“Hàng năm, cứ đến dịp sát Tết Nguyên đán, địa phương có nhiều chương trình, hoạt động nhằm động viên, hỗ trợ các thuyền viên, chủ tàu vươn khơi đánh bắt xuyên tết. Đặc biệt, thời điểm các tàu đánh bắt xuyên tết trở về khoảng mùng 6 đến 14 tháng Giêng thì chúng tôi thường xuyên tổ chức gặp mặt, trao quà, động viên các tàu cá...”, ông Nguyễn Chí Công thông tin.

Ngư dân thị xã Hoài Nhơn đưa mẻ cá lớn lên khoang tàu. Ảnh: ĐẶNG VĂN HẢI (Ảnh tư liệu)
Ngư dân thị xã Hoài Nhơn đưa mẻ cá lớn lên khoang tàu. Ảnh: ĐẶNG VĂN HẢI (Ảnh tư liệu)

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh này cần duy trì lực lượng, đài trực trạm bờ để thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân đánh bắt trong dịp tết. Đặc biệt, cần theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, mưa gió để kịp thời hướng dẫn tàu cá di chuyển đánh bắt an toàn trên biển. Các đơn vị cần bám sát hải trình đánh bắt các tàu cá để phối hợp với các đơn vị chức trách trên biển, ngăn chặn tình trạng vi phạm quy định IUU, tuyệt đối không để các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài…

Tại huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), ông Ung Đình Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, địa phương đã thăm hỏi, động viên ngư dân và thực hiện các biện pháp an toàn tàu cá trong dịp Tết Quý Mão 2023. Năm nay do thời tiết không ổn định, nên toàn huyện Bình Sơn có tổng 13 tàu cá với 101 thuyền viên tham gia bám biển khai thác xa bờ trong dịp tết…

Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi cũng phát đi thông báo, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, hải đảo kịp thời động viên tinh thần các hộ gia đình có ngư dân tham gia bám biển khai thác hải sản trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động có phương án phòng, chống thiên tai, theo dõi tình hình khai thác hải sản của ngư dân trên các vùng biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất, an toàn, hiệu quả…

>>> Ghi nhận tại cửa biển sông Gianh. Tác giả: NGỌC OAI.

Ông Hồ Văn Tuệ, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc, thông tin, năm nay có khoảng 35 – 40 tàu cá vươn khơi bám biển xuyên tết. Các tàu ra khơi từ 15 đến 20-12 (Âm lịch) và trở về bờ bán hải sản vào mùng 6 đến 10 tết. “Vừa rồi, xã cũng đã tổ chức các đoàn để đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các chủ tàu, thuyền viên đánh bắt xuyên tết. Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các gia đình thuyền viên có hoàn cảnh khó khăn phải làm việc trên biển trong những ngày tết…”, ông Tuệ cho hay.

Làng biển Tân Mỹ (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) đang vươn mình giàu có, sung túc bên biển. Ảnh: NGỌC OAI

Làng biển Tân Mỹ (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) đang vươn mình giàu có, sung túc bên biển. Ảnh: NGỌC OAI

Chủ tàu cá Vũ Thành Hoàng (44 tuổi, xã Hoài Thanh) đang sở hữu đội tàu 4 chiếc (sông suất từ 700 đến 900CV) chuyên đánh bắt ở ngoài khơi xa. Những năm trở lại đây việc tìm lao động cho 4 tàu cá của ông Hoàng rất khó khăn. Vì vậy, để giữ chân bạn tàu, ông Hoàng còn nhiều chế độ hỗ trợ cho thuyền viên của mình. Mỗi chuyến ra khơi ông Hoàng trích quỹ ra 60 đến 100 triệu đồng để cho các thuyền viên ứng trước để yên tâm ra khơi…

Dịp tết này, 2 tàu cá với 18 lao động đánh bắt xuyên tết, ông Hoàng có “treo thưởng” mỗi thuyền viên đánh bắt trong tết từ 1 đến 3 triệu đồng. Số tiền thưởng này sẽ được trao đến tận tay cho các ngư dân sau khi hoàn thành chuyến đánh bắt xuyên tết trở về. Đây là cách làm thiết thực để động viên anh em vươn khơi bám biển ngày tết…

Trúng “lộc biển” cuối năm

Sáng sớm 18-1, có mặt tại khu vực cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (đây là cảng cá lớn nhất ở tỉnh Hà Tĩnh), phóng viên Báo SGGP ghi nhận rất đông tàu cá ra vào cảng để bán những mẻ cá lớn cho thương lái ngày sát tết. Theo 1 số chủ tàu, thời tiết trên biển đang rất xấu nên sản lượng giảm hơn so với tuần trước đó. Tuy nhiên, bù lại thì giá cả hải sản những ngày giáp tết lại tăng cao nên ngư dân nỗ lực đánh bắt đưa hải sản đảm bảo tươi sống vào bờ kịp thời phục vụ thị trường tết.

>>> Ghi nhận tại cảng cá Cửa Sót. Tác giả: DƯƠNG QUANG.





Vừa cho tàu cá công suất hơn 420CV vào neo đậu để bán hải sản tại cảng cá Cửa Sót, ngư dân Đỗ Thanh Tâm (43 tuổi, trú tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), cho biết, ông vừa cùng 4 thuyền viên cùng địa phương ra khơi 30 hải lý để đánh bắt. Sau nhiều ngày đánh bắt, sáng sớm 18-1, tàu bắt đầu di chuyển vào cập cảng cá mang theo số lượng khoảng 1 tấn hải sản tươi sống các loại. Giá hải sản sát tết khá cao nên có nguồn thu khá cuối năm. Sau chuyến đi biển hôm nay, tàu sẽ chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu để tiếp tục ra khơi đánh bắt thêm chuyến biển nữa, đến khoảng ngày 30 tết mới trở về nhà đón tết vui xuân cùng gia đình.

Ảnh: DƯƠNG QUANG

Ảnh: DƯƠNG QUANG

Ngư dân Hà Tĩnh liên tục trúng mẻ tôm, cá lớn cuối năm. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Ngư dân Hà Tĩnh liên tục trúng mẻ tôm, cá lớn cuối năm. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Ảnh: DƯƠNG QUANG

Ảnh: DƯƠNG QUANG

Vui mừng trúng mẻ ruốc biển cuối năm. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Vui mừng trúng mẻ ruốc biển cuối năm. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Các thương lái mua hải sản ngư dân với giá khá cao dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Các thương lái mua hải sản ngư dân với giá khá cao dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Trước đó, từ ngày 13-1 đến 15-1-2023, nhiều bà con ngư dân ở vùng ven biển Hà Tĩnh cũng đã tranh thủ ra khơi đánh bắt gần bờ dịp giáp tết và liên tiếp trúng đậm ruốc biển (còn gọi là con tép, moi biển) với số lượng lớn. Sau khi ruốc biển được các tàu đánh bắt đưa vào cảng cá Cửa Sót đều được thương lái tập trung đến thu mua hết nhanh chóng. Chỉ tính riêng từ ngày 13-1 đến 15-1, tại cảng cá Cửa Sót có gần 100 lượt tàu thuyền trúng ruốc biển ra vào cập cảng, với sản lượng hàng chục tấn ruốc biển, với giá bán dao động từ 4.500 đồng đến 7.000 đồng/kg.

Tương tự, theo ghi nhận tại cảng cá Tịnh Kỳ (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) nhiều tàu cá gần bờ đang trúng đậm những mẻ cá cơm than, bội thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày đánh bắt.

Ngư dân Hà Tĩnh nỗ lực đánh bắt sát Tết Nguyên Đán. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Ngư dân Hà Tĩnh nỗ lực đánh bắt sát Tết Nguyên Đán. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Vừa trúng mẻ cá cơm, ngư dân Nguyễn Khải (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi), cho biết: “Trung bình mỗi tàu có thể kéo được 1-4 tấn cá/ngày. Với giá cá cơm tuy giảm 15.000 đồng/kg, nhưng do nhiều tàu trúng đàn cá lớn nên thu nhập rất cao, có tàu thu 40 triệu đồng/ngày nên ai nấy rất vui”.

Tin cùng chuyên mục