Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều gia đình tại TP Đà Nẵng gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua sách vở, đồ dùng học tập cho con. Trước thực trạng đó, nhiều mô hình, hoạt động kêu gọi, hỗ trợ hàng ngàn bộ sách giáo khoa, đồ dùng học tập gửi tặng học sinh nghèo đến trường.

Sẻ chia yêu thương từ phụ nữ Đà Nẵng

Bà Văn Nguyễn Thị Anh Hà, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) chia sẻ: trong một lần lên mạng xã hội, bà đọc được những thông tin của nhiều người bạn đang hỏi mượn sách cũ cho con để chuẩn bị cho năm học mới. Biết được nhiều người đang cần, bà tìm hỏi và vận động người thân, bạn bè để xin lại những bộ sách cũ để tặng học sinh. Cứ như vậy, hàng ngày, số lượng những bộ sách được xin về ngày càng nhiều hơn.

Những bộ sách giáo khoa cũ và đồ dùng học tập nhận về được tập kết tại văn phòng của Hội Phụ nữ phường Thanh Khê Đông
Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 2
Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 3
Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 4 Các thành viên trong hội LHPN phường Thanh Khê Đông phân loại thành từng bộ sách theo từng cấp học
Những bộ sách giáo khoa cũ và đồ dùng học tập nhận về được tập kết tại văn phòng của Hội Phụ nữ phường Thanh Khê Đông và được các thành viên trong Hội phân loại thành từng bộ sách theo từng cấp học. Những cuốn sách cũ, được các chị vệ sinh sạch sẽ trước khi đóng thành từng tập rồi gửi tặng phụ huynh, học sinh nghèo.

Em Nguyễn Hoàng Phương, học sinh lớp 8 trường THCS Phan Đình Phùng (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết, đợt dịch vừa qua, ba của em vốn làm công nhân cho một xưởng gỗ ở quận Cẩm Lệ phải nghỉ việc, còn mẹ thì không có việc làm ở nhà nuôi con nhỏ nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Mới đây, 2 chị em Hoàng Phương được Hội Phụ nữ phường Thanh Khê Đông hỗ trợ sách, vở và đồ dùng học tập. Năm nào cũng vậy, trước năm học mới bắt đầu, mấy chị em đi xin hoặc mượn lại sách cũ của các anh chị trong xóm để đỡ phần nào chi phí cho ba, mẹ.

“Nếu mua một bộ sách mới gồm sách giáo khoa và sách bài tập thì phải tốn 300.000-400.000 đồng, hai chị em tốn từ 600.000 - 800.000 đồng thì thật khó khăn cho ba mẹ trong thời điểm này”, em Hoàng Phương chia sẻ.

Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 6
Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 7 Hiện các loại sách giáo khoa được bày trí gọn gàng trước trụ sở UBND phường Thanh Khê Đông để học sinh cùng phụ huynh đến lựa chọn
Trong những ngày giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, việc đóng cửa tất cả các nhà sách cũng gây khó khăn cho phụ huynh nên hàng ngày bà Văn Nguyễn Thị Anh Hà tương tác trên Facebook để vận động cộng đồng mạng xin và cho sách. Từ đây có rất nhiều phụ huynh xin hỗ trợ.

“Lượng người đến rất đông, người nhận cũng nhiều mà người cho cũng nhiều. Điều này đã tiếp thêm sức mạnh cho các thành viên trong hội, giúp mọi người có thêm động lực. Vì vậy, các chị em vẫn tiếp tục nhận sách của bà con ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ bà con có nhu cầu”, bà Anh Hà cho biết.

Hiện nay, chương trình hỗ trợ sách, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo được lan tỏa ở các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn thành phố, và mỗi nơi đều có những cách làm khác nhau.

Cụ thể như, Hội phụ nữ phường Thanh Khê Đông, chị em đã vận động hỗ trợ sách giáo khoa, đồ dùng học tập; Phụ nữ phường Hòa An tổ chức chương trình áo trắng cho em đến trường; Phụ nữ phường Thọ Quang cũng gom sách cũ; Phụ nữ quận Hải Châu trao học bổng quỹ ước mơ xanh, từ nguồn phân loại rác thải… 

“Mô hình thu gom sách hỗ trợ cho những gia đình khó khăn, giúp đỡ các em trong năm học mới rất hiệu quả, tạo được dấu ấn, tác động không chỉ với người nhận sách mà còn có tác dụng với việc giữ gìn sách. Những gia đình nhận sách thường là những gia đình bị ảnh hưởng nhiều từ dịch Covid-19 chưa có điều kiện chuẩn bị mua sách cho năm học mới”, bà Hoàng Thị Thu Hương, Chủ tịch Hội LHPN TP Đà Nẵng cho biết.

"Sách cũ của bạn, sách mới của tôi"

Tại địa chỉ số 55 Trần Văn Trứ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, một nhóm tình nguyện viên đang tập trung cao độ, người tiếp nhận sách tặng, người kiểm tra chất lượng từng cuốn rồi xếp lên kệ...

Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 9 Các em học sinh được nhận sách tại điểm 55 Trần Văn Trứ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Theo anh Trần Đăng Vinh, thành viên của chương trình "Đà Nẵng tình người", trong những lần tình nguyện, nhận thấy nhiều học sinh vẫn đang mong ngóng một bộ sách giáo khoa cho năm học mới nên nảy ra ý tưởng thực hiện chương trình và được nhiều người hưởng ứng.

Sau khi khảo sát thực tế, 150 tình nguyện viên được huy động thu gom, phân loại hàng nghìn đầu sách cũ theo từng khối lớp và trao trực tiếp tại các điểm tập kết trên địa bàn 7 quận, huyện hoặc trao đến từng hộ gia đình chưa kết nối được với chương trình.

Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 11 Các tình nguyện viên kiểm tra, phân loại sách cũ để tặng học sinh khó khăn
Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 12
Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 13 Gói ghém sách thật cẩn thận

Trong quá trình hoạt động, theo chị Nguyễn Hồng Hạnh, điều phối chương trình "Đà Nẵng tình người", mạng lưới tình nguyện viên cần được linh hoạt điều động để có thể phát triển thêm ở các vùng sâu trên địa bàn TP Đà Nẵng và các tỉnh lận cận để kịp thời giúp đỡ các trường hợp khó khăn.

“Dù TP Đà Nẵng bước đầu kiểm soát  được dịch Covid-19, công việc cá nhân của mọi người đã gần như trở lại bình thường nhưng các tình nguyện viên vẫn cố gắng sắp xếp thời gian cá nhân, dành tâm huyết cho chương trình chia sẻ sách”, chị Hồng Hạnh nói.

Nhiều mô hình “chia sẻ” sách giúp đỡ học sinh khó khăn ảnh 15 Nhóm cũng đưa link đăng ký để các hoàn cảnh khó khăn, những người biết các hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp kết nối
Đà Nẵng hiện nay vẫn đang bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường, tuy nhiên khó khăn vẫn còn hiện hữu với người lao động tự do. Những chương trình chia sẻ và lan tỏa thông điệp nhân văn đến mọi nhà, mọi hoàn cảnh như thế này đã mang lại ý nghĩa thiết thực, tạo động lực cho học sinh bước vào năm học mới.

Tin cùng chuyên mục