Sự chuyển biến tích cực đó rất đáng khích lệ nhưng khó có thể nói trước được bức tranh toàn cảnh bởi thời điểm cuối năm vẫn là ẩn số.
Doanh thu tăng trở lại
Năm 2016 có 41 phim Việt ra rạp đạt doanh thu 35,5 triệu USD (tổng doanh thu toàn thị trường là 132,2 triệu USD), chiếm 26,9% nhưng giảm khá sâu so với mức 30% của năm 2015. Tuy nhiên, bức tranh u ám đó đã dần thay đổi sắc diện. Hội nghị sơ kết công tác điện ảnh 6 tháng đầu năm 2017 do Cục điện ảnh tổ chức mới đây cũng đã nêu rõ những chuyển biến tích cực của thị trường. Tính đến hết ngày 30-6 đã có 16 phim Việt được phát hành và con số này tăng lên 22 phim tính đến tháng 8.
Số lượng phim không tăng so với cùng kỳ 2016 nhưng điều tích cực nhất là thị trường đã có những thay đổi để dần hướng đến sự chuyên nghiệp hơn. Nhìn tổng thể, doanh thu là thước đo đầu tiên phản ánh những tín hiệu lạc quan đó. Nếu cả năm 2016, chỉ có 2 phim đạt doanh thu cao nhất, xấp xỉ 70 tỷ đồng là Tấm Cám: Chuyện chưa kể và Nắng thì tính đến thời điểm này Em chưa 18 đã xác lập kỷ lục cao nhất điện ảnh Việt khi vượt qua con số 170 tỷ đồng. Nếu, năm 2016 theo nhận định của đại diện các đơn vị phát hành phim Việt đạt doanh thu 20 tỷ đồng đã là một thành công, thì năm 2017, nhiều phim đã có lãi. Có thể kể đến: Cô gái đến từ hôm qua (gần 70 tỷ đồng), Bạn gái tôi là sếp (30 tỷ đồng), Lô tô (hơn 30 tỷ đồng), Xóm trọ 3D (hơn 32 tỷ đồng)...
Thậm chí, một số bộ phim dù không được phát hành rộng rãi như Cha cõng con cũng có doanh thu vượt qua 10 tỷ đồng. Mới đây nhất, bộ phim Sắc đẹp ngàn cân cũng đạt doanh thu 13 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu đầu tiên. Bà Vũ Thị Bích Liên, Giám đốc điều hành Tổ hợp giải trí và truyền thông Mega GS khẳng định: “Vui vì thị trường đã có những khởi sắc và đó là tín hiệu tích cực đối với làng giải trí, đặc biệt là các nhà làm phim”.
Doanh thu tăng đặt trong tương quan có không ít bom tấn nước ngoài đổ bộ cũng là điều đáng ghi nhận. Dù Hollywood không có một mùa hè thành công vang dội nhưng, tại thị trường điện ảnh Việt với những: Người đẹp và quái vật, Kong: Đảo đầu lâu, Fast & Furious 8, Kẻ trộm mặt trăng 3, Vệ binh dải ngân hà 2, Nữ thần chiến binh… đều là đối thủ đáng gờm và có doanh thu rất cao.
Nhưng, còn có một bước chuyển đáng ghi nhận hơn đó là chất lượng các bộ phim ngày càng được nâng lên. Tính từ đầu năm đến nay, phim Việt đã có những chuyển dịch về mặt xu hướng theo hướng tích cực hơn: không còn các bộ phim dễ dãi, hài nhảm; phim Việt hóa, chuyển thể và phản ánh các vấn đề xã hội, thân phận con người… lên ngôi trở lại. Bản thân các ê kíp cũng ý thức được rằng, khi khán giả Việt ngày càng khó tính sẽ không dễ gì để “đánh lừa” được họ.
Đầu tư mạnh cho phim nghệ thuật
Trong phân khúc còn lại của những tháng cuối năm 2017, có thể thấy sự phân hóa của các dòng phim tương đối rõ rệt và tiếp tục xu hướng chủ đạo đã được định hình từ đầu năm.
Phim làm lại (remake) tiếp tục được chú ý tại Việt Nam với: Cú té trời tính được làm lại từ Key of Life (Nhật Bản); Ông ngoại tuổi băm (Scandal Makers/Speed Scandal - Hàn Quốc); Ngày mai Mai cưới (Get Married - Indonesia)... Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thị trường, không hẳn một kịch bản thành công ở nước ngoài về Việt Nam cũng sẽ ăn khách nếu không biết cách Việt hóa một cách khéo léo và đánh trúng tâm lý khán giả.
Hơn 10 dự án còn lại của các ê kíp trong nước cho thấy nhiều ẩn số đáng để khán giả chờ đợi. Đáng chú ý nhất trong đó là Cô ba Sài Gòn của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, đã rời lịch công chiếu sang tháng 11 thay vì cuối tháng 8 với lý do “mong muốn mang đến những thước phim chất lượng nhất cho khán giả yêu mến”. Mẹ chồng của đạo diễn Lý Minh Thắng cũng rất đáng được chờ đợi bởi ê kíp gồm nhiều chân dài đình đám và câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu của những năm 1945-1950. Đạo diễn Victor Vũ sau thời gian lắng mình cũng trở lại với đề tài khá lạ Lôi báo khi kết hợp giữa yếu tố hành động và giả tưởng. Giấc mơ Mỹ của Mai Thu Huyền với 60% bối cảnh tại Mỹ cùng đề tài y khoa lần đầu lên màn ảnh rộng cũng là món ăn lạ.
Làm phim và câu chuyện thu hồi vốn luôn là bài toán nan giải với các ê kíp thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại không ít nhà sản xuất vẫn mạnh dạn đầu tư vào dòng phim nghệ thuật - một quyết định mạo hiểm nhưng cần thiết để cân bằng hai yếu tố nghệ thuật và thị trường. Với kịch bản 10 năm ấp ủ, đạo diễn Lưu Huỳnh đã được đại diện nhà sản xuất Ánh Sao Production ủng hộ khi thực hiện Người tình: “Chỉ sau 10 phút đọc kịch bản và trò chuyện cùng anh, tôi bị thuyết phục hoàn toàn và ngay lập tức đồng ý đầu tư vào sản xuất bộ phim dù biết rằng đây là bộ phim dạng nghệ thuật khó có thể thu hồi vốn từ tiền bán vé”. Gà trống nuôi con (biên kịch Việt Linh, đạo diễn Đỗ Nam) cũng là dự án 5 ăn 5 thua, khó ăn khách dù có ê kíp hùng hậu. Sám hối (phim hành động tâm lý) hợp tác Việt - Ấn lại cho thấy sự đầu tư công phu và ê kíp có niềm tin lớn về doanh thu phòng vé khi được phát hành đồng thời ở cả hai quốc gia. Trong khi đó, những bộ phim được nhận định dễ “chiều lòng” khán giả có thể kể đến: Chí Phèo ngoại truyện, Hoán đổi...
Điện ảnh Việt khởi sắc là điều đáng mừng và khán giả là người hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng, thị trường cần sự ổn định và những cú bứt phá thay vì sự trồi sụt như hiện nay. Tất cả, đều phụ thuộc vào sự chuyên nghiệp để tạo nên những tác phẩm tử tế, chất lượng.
Doanh thu tăng trở lại
Năm 2016 có 41 phim Việt ra rạp đạt doanh thu 35,5 triệu USD (tổng doanh thu toàn thị trường là 132,2 triệu USD), chiếm 26,9% nhưng giảm khá sâu so với mức 30% của năm 2015. Tuy nhiên, bức tranh u ám đó đã dần thay đổi sắc diện. Hội nghị sơ kết công tác điện ảnh 6 tháng đầu năm 2017 do Cục điện ảnh tổ chức mới đây cũng đã nêu rõ những chuyển biến tích cực của thị trường. Tính đến hết ngày 30-6 đã có 16 phim Việt được phát hành và con số này tăng lên 22 phim tính đến tháng 8.
Số lượng phim không tăng so với cùng kỳ 2016 nhưng điều tích cực nhất là thị trường đã có những thay đổi để dần hướng đến sự chuyên nghiệp hơn. Nhìn tổng thể, doanh thu là thước đo đầu tiên phản ánh những tín hiệu lạc quan đó. Nếu cả năm 2016, chỉ có 2 phim đạt doanh thu cao nhất, xấp xỉ 70 tỷ đồng là Tấm Cám: Chuyện chưa kể và Nắng thì tính đến thời điểm này Em chưa 18 đã xác lập kỷ lục cao nhất điện ảnh Việt khi vượt qua con số 170 tỷ đồng. Nếu, năm 2016 theo nhận định của đại diện các đơn vị phát hành phim Việt đạt doanh thu 20 tỷ đồng đã là một thành công, thì năm 2017, nhiều phim đã có lãi. Có thể kể đến: Cô gái đến từ hôm qua (gần 70 tỷ đồng), Bạn gái tôi là sếp (30 tỷ đồng), Lô tô (hơn 30 tỷ đồng), Xóm trọ 3D (hơn 32 tỷ đồng)...
Thậm chí, một số bộ phim dù không được phát hành rộng rãi như Cha cõng con cũng có doanh thu vượt qua 10 tỷ đồng. Mới đây nhất, bộ phim Sắc đẹp ngàn cân cũng đạt doanh thu 13 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu đầu tiên. Bà Vũ Thị Bích Liên, Giám đốc điều hành Tổ hợp giải trí và truyền thông Mega GS khẳng định: “Vui vì thị trường đã có những khởi sắc và đó là tín hiệu tích cực đối với làng giải trí, đặc biệt là các nhà làm phim”.
Doanh thu tăng đặt trong tương quan có không ít bom tấn nước ngoài đổ bộ cũng là điều đáng ghi nhận. Dù Hollywood không có một mùa hè thành công vang dội nhưng, tại thị trường điện ảnh Việt với những: Người đẹp và quái vật, Kong: Đảo đầu lâu, Fast & Furious 8, Kẻ trộm mặt trăng 3, Vệ binh dải ngân hà 2, Nữ thần chiến binh… đều là đối thủ đáng gờm và có doanh thu rất cao.
Nhưng, còn có một bước chuyển đáng ghi nhận hơn đó là chất lượng các bộ phim ngày càng được nâng lên. Tính từ đầu năm đến nay, phim Việt đã có những chuyển dịch về mặt xu hướng theo hướng tích cực hơn: không còn các bộ phim dễ dãi, hài nhảm; phim Việt hóa, chuyển thể và phản ánh các vấn đề xã hội, thân phận con người… lên ngôi trở lại. Bản thân các ê kíp cũng ý thức được rằng, khi khán giả Việt ngày càng khó tính sẽ không dễ gì để “đánh lừa” được họ.
Đầu tư mạnh cho phim nghệ thuật
Trong phân khúc còn lại của những tháng cuối năm 2017, có thể thấy sự phân hóa của các dòng phim tương đối rõ rệt và tiếp tục xu hướng chủ đạo đã được định hình từ đầu năm.
Phim làm lại (remake) tiếp tục được chú ý tại Việt Nam với: Cú té trời tính được làm lại từ Key of Life (Nhật Bản); Ông ngoại tuổi băm (Scandal Makers/Speed Scandal - Hàn Quốc); Ngày mai Mai cưới (Get Married - Indonesia)... Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thị trường, không hẳn một kịch bản thành công ở nước ngoài về Việt Nam cũng sẽ ăn khách nếu không biết cách Việt hóa một cách khéo léo và đánh trúng tâm lý khán giả.
Hơn 10 dự án còn lại của các ê kíp trong nước cho thấy nhiều ẩn số đáng để khán giả chờ đợi. Đáng chú ý nhất trong đó là Cô ba Sài Gòn của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, đã rời lịch công chiếu sang tháng 11 thay vì cuối tháng 8 với lý do “mong muốn mang đến những thước phim chất lượng nhất cho khán giả yêu mến”. Mẹ chồng của đạo diễn Lý Minh Thắng cũng rất đáng được chờ đợi bởi ê kíp gồm nhiều chân dài đình đám và câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu của những năm 1945-1950. Đạo diễn Victor Vũ sau thời gian lắng mình cũng trở lại với đề tài khá lạ Lôi báo khi kết hợp giữa yếu tố hành động và giả tưởng. Giấc mơ Mỹ của Mai Thu Huyền với 60% bối cảnh tại Mỹ cùng đề tài y khoa lần đầu lên màn ảnh rộng cũng là món ăn lạ.
Làm phim và câu chuyện thu hồi vốn luôn là bài toán nan giải với các ê kíp thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại không ít nhà sản xuất vẫn mạnh dạn đầu tư vào dòng phim nghệ thuật - một quyết định mạo hiểm nhưng cần thiết để cân bằng hai yếu tố nghệ thuật và thị trường. Với kịch bản 10 năm ấp ủ, đạo diễn Lưu Huỳnh đã được đại diện nhà sản xuất Ánh Sao Production ủng hộ khi thực hiện Người tình: “Chỉ sau 10 phút đọc kịch bản và trò chuyện cùng anh, tôi bị thuyết phục hoàn toàn và ngay lập tức đồng ý đầu tư vào sản xuất bộ phim dù biết rằng đây là bộ phim dạng nghệ thuật khó có thể thu hồi vốn từ tiền bán vé”. Gà trống nuôi con (biên kịch Việt Linh, đạo diễn Đỗ Nam) cũng là dự án 5 ăn 5 thua, khó ăn khách dù có ê kíp hùng hậu. Sám hối (phim hành động tâm lý) hợp tác Việt - Ấn lại cho thấy sự đầu tư công phu và ê kíp có niềm tin lớn về doanh thu phòng vé khi được phát hành đồng thời ở cả hai quốc gia. Trong khi đó, những bộ phim được nhận định dễ “chiều lòng” khán giả có thể kể đến: Chí Phèo ngoại truyện, Hoán đổi...
Điện ảnh Việt khởi sắc là điều đáng mừng và khán giả là người hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng, thị trường cần sự ổn định và những cú bứt phá thay vì sự trồi sụt như hiện nay. Tất cả, đều phụ thuộc vào sự chuyên nghiệp để tạo nên những tác phẩm tử tế, chất lượng.