Số ca bệnh được phát hiện tăng đột biến từ đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, với 25 người bị mắc bệnh, trong đó đã có 4 người đã tử vong.
Bệnh nhân tử vong đầu tiên có liên quan đến bệnh Whitmore là ông Nguyễn Văn B. (SN 1969, trú quận Hải An, TP Hải Phòng) là 1 trong số thuyền viên trên tàu Vietship 01 gặp nạn bị chìm ở biển Quảng Trị. Ông B. được xét nghiệm máu, chẩn đoán mắc bệnh Whitmore vào ngày 14-10.

Bác sĩ Lê Văn Lâm - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết: “Những trường hợp tử vong do bệnh Whitmore đa số do phát hiện quá muộn và có bệnh nền nặng. Năm nay, mưa lũ liên tiếp, số ca bệnh Whitmore tăng đột biến do nước lũ phát tán vi khuẩn gây bệnh đi nhiều nơi. Người bị bệnh Whitmore không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, đặc trưng nên rất khó phát hiện, khó chẩn đoán".
"Điều đáng ngại hơn, đó là biểu hiện bệnh Whitmore rất dễ lầm tưởng với các bệnh thông thường như viêm phổi. Người bệnh bị ho nên thường mua thuốc, kháng sinh trị ho uống có thể khỏi một thời gian rồi tái phát, nếu chủ quan, để tình trạng kéo dài thì rất nguy hiểm” - bác sĩ Lê Văn Lâm nói thêm.
Các tin, bài viết khác
-
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, khả năng bùng phát trên diện rộng
-
Đắk Lắk: Bé 4 tháng tuổi tử vong sau khi thở khí dung tại bệnh viện
-
Một bệnh nhân bị xương cá đâm xuyên thủng ruột non
-
Ngày 26-6, cả nước còn 27 bệnh nhân Covid-19 nặng, thêm 7.300 người khỏi bệnh
-
Hơn 500 bệnh nhân nghèo Bệnh viện TP Thủ Đức mua hàng miễn phí tại Phiên chợ 0 đồng
-
Nhiều người nhập viện vì nắng nóng
-
Các biến thể mới của Covid-19 có nguy cơ xâm nhập
-
Ngày 25-6, ghi nhận 657 ca nhiễm Covid-19 mới
-
Khẩn trương đấu thầu, bằng mọi giải pháp cung ứng đủ thuốc BHYT
-
TPHCM phấn đấu trên 90% dân số được tiêm mũi 3 và các đối tượng phù hợp được tiêm mũi 4