Sứ mệnh của báo chí truyền thông vượt ra ngoài phổ biến thông tin đơn thuần

Ngày 21-9, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức Hội thảo ASEAN về Chuyển đổi số báo chí - Kiến tạo tri thức số. 
Đại biểu tham dự Hội thảo ASEAN về Chuyển đổi số báo chí, truyền thông. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Đại biểu tham dự Hội thảo ASEAN về Chuyển đổi số báo chí, truyền thông. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Chuyển đổi số định hình khía cạnh cuộc sống

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, các quốc gia đang phải đối mặt với vô số cơ hội và thách thức khi chuyển đổi số định hình lại mọi khía cạnh của xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống và thói quen làm việc hàng ngày. Xu hướng tất yếu này thể hiện một bước đột phá to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội và con người.

Trong bối cảnh đó, ngành truyền thông không thể đứng ngoài cuộc. Việc chuyển đổi số của phương tiện truyền thông không chỉ đơn thuần là vấn đề sống còn, mà nó là điều cần thiết cho sức sống của ngành. Thói quen tiêu dùng của người dùng phương tiện truyền thông cũng như quá trình sáng tạo và phổ biến nội dung đã trải qua một sự chuyển đổi nhanh chóng và chưa từng có.

Một thế hệ người tiêu dùng mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số đã đặt ra tốc độ thích ứng và mọi thứ đều sẵn sàng: thị phần, quảng cáo, mô hình kinh doanh, sở hữu trí tuệ, phương pháp kể chuyện; nhưng quan trọng nhất là khả năng thông tin, giáo dục.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Trong kỷ nguyên mới này, vai trò và sứ mệnh của truyền thông vượt ra ngoài việc phổ biến thông tin đơn thuần. Đó là việc khai thác thông tin như một động lực phát triển, chuyển đổi từ thông tin sang kiến thức và từ đó tăng thêm giá trị cho xã hội, đồng thời xây dựng một ASEAN kiên cường và chủ động thích ứng. Hành động và khả năng thích ứng của chúng ta sẽ định hình những năm tới, không chỉ ảnh hưởng đến bối cảnh truyền thông mà còn đến sự phát triển của các quốc gia và sinh kế của người dân.

Các cơ chế, quy định là nền tảng

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, các quy định pháp luật là cơ sở để định hình, phát triển chuyển đổi số báo chí. Bà Farida Dewi Maharani, đại diện Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Indonesia cho rằng, Indonesia đã có hệ thống quy định về truyền thông báo chí, thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản lý tài khoản mạng, tin tức truyền thông trực tuyến. Đặc biệt là luật báo chí giúp phát triển tự do, dân chủ báo chí; tạo sân chơi công bằng, hệ sinh thái lành mạnh cho nền báo chí chất lượng cao.

Các quy tắc ứng xử trong phát sóng các chương trình, điều tiết ngành công nghiệp điện ảnh, cấp phép phát hành phim, cơ chế kiểm duyệt… cũng đã được quy định rõ. Tuy nhiên thực tế, những quy định hiện có chưa bảo vệ toàn diện cho ngành truyền thông trên không gian mạng.

Bà Farida Dewi Maharani, đại diện Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Indonesia chia sẻ. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Bà Farida Dewi Maharani, đại diện Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Indonesia chia sẻ. Ảnh: XUÂN QUỲNH

“Chúng tôi đã đưa ra luật về phát triển công nghệ và trực tuyến để đảm bảo sự chắc chắn trong những giao dịch điện tử, tránh việc đưa thông tin sai, lừa đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, hầu hết các luật về truyền thông thường chỉ bảo vệ trong vấn đề kỹ thuật với các cơ quan cung cấp thông tin nên vẫn cần sự hỗ trợ từ cộng đồng, công chúng. Dù vậy, chúng tôi nỗ lực phát triển hệ sinh thái truyền thông báo chí dựa trên 3 tiêu chuẩn nhằm đảm bảo sự cân bằng các bên với các đạo luật về kỹ thuật số, tin tức trực tuyến, quy tắc thương lượng trên truyền thông tin tức”, bà Farida Dewi Maharani nói.

Trong khi đó, theo bà Ling Muang Pan, đại diện đến từ Myanmar cho biết, quốc gia đã có những cải cách truyền thông quan trọng trong thời gian qua, trong đó có thể kể đến như bãi bỏ Luật Đăng ký Nhà xuất bản và Nhà in năm 1962. Bên cạnh đó, một luật báo chí mới được ban hành nhằm đề cao trách nhiệm và quyền tự do báo chí. Các phương tiện truyền thông có thể hoạt động với quyền tự chủ cao hơn.

“Trong năm 2023, chúng tôi đã có những chuyển đổi số mạnh mẽ từ truyền thống, sang truyền thông số, trực tuyến, như phát triển công nghệ in ấn, truyền hình, giải trí và Bộ Thông tin và Truyền thông có vai trò lớn trong quản lý. Đồng thời các cơ quan truyền thông của quốc gia sẽ là cầu nối giữa chính quyền với người dân”, đại diện Myanmar cho biết.

Ông Zul-Fakhri Maidy, đại diện đến từ Bộ Thông tin Truyền thông Brunei trình bày. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ông Zul-Fakhri Maidy, đại diện đến từ Bộ Thông tin Truyền thông Brunei trình bày. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ông Zul-Fakhri Maidy, đại diện đến từ Bộ Thông tin Truyền thông Brunei cho rằng, chính phủ nước này đã tham gia những hiệp định liên quan để bảo hộ thông tin. Bộ Thông tin Truyền thông Brunei là đơn vị chịu trách nhiệm trong chuyển đổi số. Song song đó, chính quyền và văn phòng Chính phủ có liên quan cũng sẽ tham gia bảo vệ quyền sở hữu, bảo hộ trí tuệ trong không gian mạng.

"Với khu vực ASEAN, chúng tôi mong các thành viên sẽ phải nâng cao và mở rộng hợp tác ngành công nghệ số, chuyển đổi số cho các cơ quan truyền thống, như mở các khóa đào tạo về công nghệ, sản xuất video, trao đổi nội dung truyền thông qua internet, giữa các nền tảng số lớn cho báo chí, khuyến khích nâng cao nhận thức cho người dân với các chiến dịch hạn chế sự xâm phạm", ông Zul-Fakhri Maidy cho biết.

Tin cùng chuyên mục