Bệnh nhân Lê Văn M. (SN 1986, ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) bị ngộ độc cua lạ trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, được chuyển từ Côn Đảo về Cần Thơ bằng đường hàng không. Sau khi tiếp nhận, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã nhanh chóng cấp cứu bệnh nhân.
Ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định thở máy và nhanh chóng điều trị. Sau 2 giờ cấp cứu và điều trị nội khoa tích cực theo phác đồ chống độc, bệnh nhân bắt đầu có phản xạ đáp ứng kích thích, tỉnh táo dần dù vẫn còn suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy. Đến sáng 11-5, bệnh nhân tiến triển tốt, tỉnh táo, vận động tứ chi bình thường.

Cách tốt nhất để phòng tránh ngộ độc cua mặt quỷ là không ăn những loài cua lạ, không rõ độc tính. Trong trường hợp nghi ngờ đã ăn phải cua mặt quỷ, cần nhanh chóng gọi cấp cứu, đồng thời tìm mọi cách để nôn hết thức ăn ra ngoài. Khi đến bệnh viện, người ngộ độc sẽ được uống than hoạt tính để hút hết chất độc còn sót lại trong đường ruột và có thể được xem xét rửa dạ dày.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế
-
Nối bàn tay bị đứt lìa ngay trong đêm cho bệnh nhân
-
Ngày 28-6, thêm 3 ca tử vong do Covid-19 và 769 ca mắc mới
-
Cứu sống sản phụ mang song thai bị tiền sản giật và sản giật nặng sau mổ
-
Vụ bé 4 tháng tuổi tử vong ở bệnh viện: Thành lập Hội đồng chuyên môn đánh giá, kiểm thảo
-
Vào mùa bệnh cúm
-
Thêm cánh tay đắc lực cho hệ thống y tế cơ sở
-
Hai cuộc đời tái sinh từ tạng người chết não
-
Ngày 27-6, thêm 637 ca mắc mới, còn 16 bệnh nhân Covid-19 nặng
-
Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập Việt Nam, nguy cơ gia tăng ca mắc