Báo cáo về công tác chuẩn bị cho kỳ thi, Bộ GD-ĐT cho biết đã cơ bản hoàn tất việc chuẩn bị, những tồn tại trong việc tổ chức kỳ thi những năm trước đều đã được xem xét, rút kinh nghiệm đưa vào trong quy chế, hướng dẫn tổ chức kỳ thi năm nay, nhất là phương án ứng phó trong tình huống có dịch như trong năm 2020.
Các ý kiến tại cuộc họp đều nhấn mạnh, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cần tiếp tục phát huy như giao trách nhiệm trực tiếp cho các địa phương nhưng Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT là người chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi; công khai học bạ; tổ chức chấm thi tập trung; đề thi vừa đáp ứng yêu cầu thi tốt nghiệp, vừa phân hóa, bảo đảm cơ hội vào đại học rộng mở hơn cho tất cả thí sinh. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, an toàn, trung thực, khách quan nhưng không gây căng thẳng, áp lực không cần thiết cho thí sinh và xã hội.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ trực tiếp làm việc với các cục vụ; kiểm tra kỹ, rà soát tất cả các khâu để tránh sai sót, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới, bảo đảm an toàn từ chuẩn bị đề, chấm thi, xác nhận kết quả, công bố điểm, đăng ký xét tuyển.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bình Phước: Trên 15.000 viên chức công tác trong ngành giáo dục
-
TPHCM và Đại học Quốc gia TPHCM hợp tác, hỗ trợ cùng phát triển
-
Cảnh cáo hiệu phó bắt học sinh ăn thức ăn đã bỏ vào thùng rác
-
Học sinh tìm hiểu về sử dụng nước sạch bằng công nghệ 3D
-
TPHCM đẩy mạnh tự chủ tuyển dụng giáo viên
-
1.400 thí sinh tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới
-
TPHCM: Lấy ý kiến dự thảo mức thu học phí mới
-
Kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Thí sinh quan tâm nhóm ngành xã hội
-
1.001.011 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
-
Bộ GD-ĐT đề xuất giải pháp đổi mới trong kiểm tra, đánh giá giáo dục phổ thông