TPHCM: Nhiều kênh hướng dẫn phụ huynh đăng ký tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024

Sáng 25-3, tại chương trình Đối thoại cùng chính quyền thành phố tháng 3-2023 với chủ đề "Đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và y tế" do Thường trực HĐND TPHCM phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM tổ chức, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Bảo Quốc đã có chia sẻ mới về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024.

Theo đó, ông Nguyễn Bảo Quốc cho biết, trong năm học này, mục tiêu quan trọng nhất của ngành giáo dục và đào tạo là hoàn thiện cơ sở dữ liệu và xây dựng quy trình để duy trì dữ liệu đúng, đủ, sạch, "sống".

Đặc biệt, việc kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia giúp ngành giáo dục tiết kiệm được thời gian, công sức đối với việc xác thực mã định danh cá nhân cho toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên toàn ngành.

Tính đến ngày 23-3-2023, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, tỷ lệ dữ liệu được xác thực đạt trên 98%. Trong đó, việc kết nối với dữ liệu dân cư quốc gia giúp người dân hạn chế khai báo thông tin nhiều lần, từ đó giảm rủi ro lộ, lọt thông tin cá nhân cũng như giảm số lượng giấy tờ cần thiết khi thực hiện thủ tục.

Ngoài ra, thông tin được kết nối giúp công tác tuyển sinh thực hiện một cách chính xác, đảm bảo công bằng, khách quan, hạn chế những rắc rối, bất cập trong quá trình thực hiện thủ tục.

Song song đó, "Việc xác định đúng nơi cư trú của người dân và những biến động tức thời giúp ngành giáo dục và các sở, ngành liên quan thực hiện quy hoạch trường lớp một cách chính xác nhất theo địa bàn, đảm bảo học sinh có đủ chỗ học, tối ưu công suất lớp học, giảm sĩ số học sinh/lớp và phân phối tài nguyên con người một cách hợp lý", Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM bày tỏ.

TPHCM: Nhiều kênh hướng dẫn phụ huynh đăng ký tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024 ảnh 1

Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Bảo Quốc (bìa phải) thông tin về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024

Thời điểm hiện tại, toàn ngành đang thí điểm kết nối đối với 12 hệ thống dạy học trực tuyến và 7 hệ thống quản lý trường học. Nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh được chủ động lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu, điều kiện của mình.

Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên Sở GD-ĐT TPHCM triển khai trục liên thông dữ liệu tuyển sinh đầu cấp với 100% hồ sơ được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành. Việc này giảm thiểu phiền phức cho người dân phải đi lại, khai báo nhiều lần nhưng vẫn giúp cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ hơn và giữ được tính chủ động, tự quyết của địa phương đối với công tác tuyển sinh.

Theo đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến được hỗ trợ bởi hệ thống phân tích không gian địa lý giúp tối ưu hóa quãng đường di chuyển của học sinh đến trường, cảnh báo những trường hợp phân trường chưa tối ưu cho cán bộ tuyển sinh cũng như thống kê phân tích quãng đường di chuyển của học sinh đến trường để cơ quan nhà nước làm căn cứ đánh giá kết quả công tác tuyển sinh và có những điều chỉnh cần thiết.

Trước mắt, bản đồ số sẽ triển khai thí điểm tại TP Thủ Đức, quận 8 và Tân Bình. Ở các khu vực này, việc huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh các lớp đầu cấp không phân tuyến như các năm trước mà bố trí chỗ học dựa vào nơi cư trú thực tế của học sinh nhằm giúp học sinh được học tại trường gần nơi ở nhất.

Phụ huynh có thể sử dụng bất cứ thiết bị nào (máy tính, điện thoại...) để truy cập website Sở GD-ĐT TPHCM, phòng GD-ĐT quận, huyện và cơ sở trường học để xem hướng dẫn đăng ký tuyển sinh.

Dự kiến hình thức tuyển sinh theo địa bàn cư trú sẽ mở rộng phạm vi triển khai từ năm học 2024-2025.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện nay công tác tuyển sinh đầu cấp gặp nhiều khó khăn như dữ liệu trẻ ngoài nhà trường chưa được thu thập đầy đủ, trong khi chưa có cơ chế liên thông, chia sẻ dữ liệu này từ các cấp chính quyền.

Hiện nay, mặc dù được tạo điều kiện xác thực mã định danh cá nhân học sinh, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục chưa được kết nối trực tiếp với dữ liệu dân cư của Bộ Công an mà phải thông qua cơ sở dữ liệu của Bộ GD-ĐT dẫn đến thời gian xác thực kéo dài nhiều ngày.

Mặc khác, công tác chuyển đổi số thời gian qua được phân thành 2 nhóm hoạt động là “hoạt động quản lý” và “hoạt động dạy học”, trong đó, nhóm “hoạt động quản lý” được tập trung nhiều hơn trong thời gian trước đại dịch.

Riêng “hoạt động dạy học” chỉ được tập trung gần đây để đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên chưa có nhiều cơ chế, giải pháp, nền tảng, kỹ năng.

"Ngành giáo dục và đào tạo mong muốn được hướng dẫn cơ chế thu chi tạo điều kiện cho các công ty công nghệ có thể hỗ trợ ngành thực hiện công tác chuyển đổi số", ông Nguyễn Bảo Quốc chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Giáo dục hội nhập

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.