Theo đó, tính đến nay, thành phố đã có trên 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đa số các hệ thống phân phối lớn đều tham gia, liên kết với các doanh nghiệp trong chương trình bình ổn thị trường thực hiện phân phối, đưa hàng bình ổn thị trường đến người tiêu dùng. Đồng thời, tích cực tham gia, hưởng ứng chương trình hành động của thành phố nhằm thực hiện hiệu quả cuộc vận động, ưu tiên đưa hàng Việt vào hệ thống với tỷ lệ dao động từ 65% - 95%.
Tuy nhiên, hạn chế của doanh nghiệp nội là đa số có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu và thị trường đầu ra chưa ổn định. Doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ và “siêu nhỏ” chiếm tỷ trọng lớn (99,08%) trong cơ cấu doanh nghiệp thành phố. Giữa các doanh nghiệp chưa có cơ chế hữu hiệu để liên kết, phối hợp để tạo thành “cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị” và chia sẻ thông tin thị trường, kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế. Sản xuất phát triển nhưng chưa có sản phẩm chủ lực đủ sức lan tỏa, dẫn dắt thị trường.
Tuy nhiên, hạn chế của doanh nghiệp nội là đa số có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu và thị trường đầu ra chưa ổn định. Doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ và “siêu nhỏ” chiếm tỷ trọng lớn (99,08%) trong cơ cấu doanh nghiệp thành phố. Giữa các doanh nghiệp chưa có cơ chế hữu hiệu để liên kết, phối hợp để tạo thành “cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị” và chia sẻ thông tin thị trường, kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế. Sản xuất phát triển nhưng chưa có sản phẩm chủ lực đủ sức lan tỏa, dẫn dắt thị trường.