Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 31: Không vướng thì điều chỉnh để làm gì?

Nói rõ quan điểm không nên thay đổi tiêu chí phân loại, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu vấn đề: 4 năm mới chỉ có 2 dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội và không có vướng mắc gì thì tại sao phải nâng quy mô lên? 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp

Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIV đã khai mạc tại Nhà Quốc hội sáng nay, 21-2 và dự kiến sẽ diễn ra trong trọn vẹn 1 ngày làm việc.

Theo chương trình nghị sự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến đối với một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của 2 dự án luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Đó là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công và Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Bên cạnh đó, việc điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc cũng sẽ được cơ quan thường trực của Quốc hội cho ý kiến.

Báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án giải trình, tiếp thu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải cho biết, một trong số những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về dự án Luật này chính là tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. 

Theo đó, một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 35.000 tỷ đồng và điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng đối với các dự án nhóm A, B, C là mức điều chỉnh quá cao, dẫn tới khó kiểm soát. Những đại biểu có ý kiến này đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành. Một số ý kiến cho rằng, có thể điều chỉnh tổng mức đầu tư phân loại dự án, nhưng phải trên cơ sở đánh giá trên thực tế…

Nhiều ý kiến trong Ủy ban thẩm tra cho rằng, thực tế thời gian qua, chỉ số giá không có biến động lớn và việc phân cấp đầu tư công cơ bản ổn định. Với quy định như luật hiện hành, mới chỉ có 2 dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội và không có vướng mắc gì.

Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn, sau gần 4 năm thực hiện Luật Đầu tư công, chỉ số CPI đã tăng khoảng 10%, quy mô thu ngân sách tăng khoảng 55%, chi ngân sách cho đầu tư phát triển tăng khoảng 120%, quy mô các dự án đầu tư công cũng lớn hơn, để luật sửa đổi lần này phù hợp với thực tiễn biến động giá cả, phân loại dự án phù hợp với quy mô ngân sách, đề nghị mức vốn đầu tư của các dự án quan trọng quốc gia tăng thêm 50% so với quy định hiện hành. Cũng có ý kiến đề nghị giữ như quy định của luật hiện hành, vì không cần thiết điều chỉnh. Luật Đầu tư công hiện hành cũng đã quy định trong trường hợp cần thiết thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội được điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án nhóm A, B, C và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Nói rõ quan điểm không nên thay đổi tiêu chí phân loại, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu vấn đề: 4 năm mới chỉ có 2 dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội và không có vướng mắc gì thì tại sao phải nâng quy mô lên? “Nâng lên như đề xuất thì có lẽ Quốc hội chẳng quyết định dự án nào nữa”, ông Phúc bình luận. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng mức điều chỉnh tăng lên đến 35 ngàn tỷ đồng (với dự án nhóm A) là cao quá. Vướng mắc ở khâu nào, cần xác định rõ. Theo Chủ tịch Quốc hội, “có dự án quyết định gần 1 năm còn chưa triển khai, chưa giao vốn, tiền có mà không chi được, cái đó có phải do Quốc hội hay do luật không, hay do trình tự thủ tục, do trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì lưu ý, thời gian qua có dấu hiệu một số dự án lúc đầu định đưa ra Quốc hội quyết nhưng sau đó lại chia nhỏ ra để không cần trình Quốc hội quyết. Vì đưa ra Quốc hội thì trình tự phức tạp hơn, giám sát chặt chẽ hơn. “Thực tế, một số dự án không thông qua Quốc hội sau đó đã phải giải quyết hậu quả bằng nhiều cách khác nhau”, bà Lê Thị Nga cảnh báo. 

Tổng kết phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng yêu cầu làm rõ vì sao phải điều chỉnh, tiêu chí điều chỉnh, chứ không thể “tự nhiên nhảy lên 35 ngàn tỷ đồng”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Các doanh nghiệp đi xem đồ thủ công mỹ nghệ được triển lãm tại Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM 2023. Ảnh: Hoàng Hùng

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị kết nối thông tin thị trường xuất khẩu, chủ đề “Nông sản Việt Nam vươn xa”. Các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu nông sản đều khẳng định: xây dựng nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn là tất yếu để có thể đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.

Ngân hàng - Chứng khoán

Lãi suất cho vay mới bình quân khoảng 9,07%/năm

Đến nay, về cơ bản, mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở mức khoảng 6,1%/năm, giảm 0,37%/năm so với cuối năm 2022. Còn lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới ở mức khoảng 9,07%/năm, giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022.

Thị trường

Vinamilk - Công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon

Ngày 26-5, tại Nghệ An, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050"(Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Sự kiện này đã đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong hành trình tiên phong của Vinamilk về phát triển bền vững

Địa ốc

Đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ hồng” tại các dự án nhà ở

Sáng 25-5, Giám đốc Sở TN-MT TPHCM Nguyễn Toàn Thắng cùng các phòng ban chuyên môn đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với 30 doanh nghiệp là chủ đầu tư của của 30 dự án nhà ở để tháo gỡ vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất (gọi tắt là “sổ hồng”) cho người mua nhà.

Đầu tư

T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc

Ngày 25-5 vừa qua, tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đoàn công tác của Tập đoàn T&T Group do ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của tập đoàn dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với DB Group (một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc). Tại đây, hai bên đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược nhằm xúc tiến đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm.

Thông tin kinh tế

T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc

T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc

Ngày 25-5 vừa qua, tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đoàn công tác của Tập đoàn T&T Group do ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của tập đoàn dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với DB Group (một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc). Tại đây, hai bên đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược nhằm xúc tiến đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm.
VELP 2023 - Chương trình giáo dục và kinh doanh ASEAN

VELP 2023 - Chương trình giáo dục và kinh doanh ASEAN

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Ý trong ASEAN và Ý là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong EU. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Ý quan tâm tới thị trường Việt Nam và càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp Ý.