Xoá rào cản xanh với giải pháp tăng nội lực xanh

Rào cản xanh đã và đang làm khó doanh nghiệp khi mở rộng thị phần, nhất là thị phần xuất khẩu. Việc đầu tư cho giải pháp xanh không những giúp doanh nghiệp xoá bỏ rào cản này mà còn giúp giảm chi phí đầu tư và tăng nội lực cạnh tranh trên thị trường.
Vinamilk đẩy mạnh sử dụng nguồn năng lượng mặt trời

Vinamilk đẩy mạnh sử dụng nguồn năng lượng mặt trời

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Nghiên cứu và Phát triển Vinamilk cho biết, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang thiết lập những “hàng rào xanh” về mảng xuất nhập khẩu, đầu tư, thuế quan, việc theo đuổi chiến lược phát triển bền vững cũng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn để thích nghi với cuộc chơi mới. Đồng thời, việc đầu tư, triển khai các hoạt động phát triển bền vững càng sớm thì doanh nghiệp càng có cơ hội trở thành người tiên phong, dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Cũng theo ông Khánh, hiện Vinamilk đã và đang áp dụng các công nghệ giúp giảm phát thải, thân thiện với môi trường, có thể kể đến như phần mềm quản lý vận hành để tăng hiệu suất, tối ưu năng lượng cho máy móc thiết bị, sử dụng robot LGV thay thế xe nâng cũ giúp giảm tới 62% khí thải phát ra, hay hệ thống thu hồi nhiệt giúp thu hồi tới 92% lượng nhiệt dư thừa và tái sử dụng giúp tiết kiệm điện.

Bên cạnh đó, các nhà máy và trang trại cũng chuyển đổi dần từ năng lượng hóa thạch như dầu DO, FO... sang sử dụng các nguồn năng lượng xanh như năng lượng mặt trời, CNG, biomass, Biogas… giúp tiết kiệm điện và hạn chế khí thải gây hại ra môi trường.

Tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp này đã công bố 2 đơn vị là Nhà máy Vinamilk Nghệ An và trang trại Vinamilk Nghệ An đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014. Điều này là kết quả của "hành động kép", nỗ lực cắt giảm phát thải trong sản xuất, chăn nuôi, đồng thời duy trì quỹ cây xanh của công ty để hấp thụ khí nhà kính trong nhiều năm qua.

Thực tế cho thấy, khoản tiền từ việc tiết kiệm tài nguyên ở hiện tại và tương lai sẽ mang đến lợi ích cao hơn chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp, đặc biệt khi giá của nguyên, nhiên liệu ngày càng đắt đỏ. Quan trọng hơn, việc thực hành phát triển bền vững cũng giúp xây dựng niềm tin của người tiêu dùng, cộng đồng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành phát triển bền vững. Họ quan tâm nhiều hơn đến việc các vấn đề môi trường bên ngoài chất lượng sản phẩm, ngày càng yêu cầu cao ở các sản phẩm xanh được sản xuất bởi các doanh nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, một trong những thách thức của thực hành phát triển bền vững là cần sự đầu tư rất lớn ban đầu. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm và không có nhân sự chuyên môn cho hoạt động này, giá thành sản phẩm có thể tăng hơn do chi phí đầu vào tăng,… Do vậy, cần thiết phải xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh. Doanh nghiệp có thể bắt đầu những hành động bảo vệ môi trường như giảm thiểu rác thải nhựa, tiết kiệm nước, điện… Kế đến mới thực hiện chuyển đổi công nghệ, quy trình, dây chuyền sản xuất…

Vinamilk triển khai dự án trồng hơn 1.000 cây tại Mê Linh, Hà Nội

Vinamilk triển khai dự án trồng hơn 1.000 cây tại Mê Linh, Hà Nội

Ở khía cạnh khác, ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance cho rằng, cùng với nỗ lực chuyển đổi xanh trong sản xuất của doanh nghiệp thì việc truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là nền tảng để các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững phát triển mạnh mẽ hơn, hướng tới sự thay đổi, vì một tương lai bền vững hơn. Người tiêu dùng, cộng đồng cũng gián tiếp chung tay thực hiện chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp là phát triển xanh và bền vững.

Được biết, trước đó trong khuôn khổ chung tay cùng cộng đồng thực hiện xanh hoá nhận thức và thói quen sống, Vinamilk đã phối hợp cùng đơn vị liên quan triển khai dự án đầu tiên trồng hơn 1.000 cây tại Mê Linh, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục