Theo đó, ngành y tế tỉnh Bình Dương đã thiết lập các bệnh viện điều trị người mắc Covid-19 gồm: bệnh viện đa khoa tỉnh và trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố với tổng số 1.000 giường, nhưng nguồn lực y bác sĩ không đủ cho công tác điều trị Covid-19. Đặc biệt là dịch bệnh đã lan vào các khu nhà trọ, nhà máy, công ty có số lượng đông công nhân, khó kiểm soát.
Trước nguy cơ dịch bùng phát và lan rộng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị Viện Pasteur TPHCM cử nhân lực hỗ trợ 2 lĩnh vực bao gồm: chuyên gia về điều tra dịch tễ, truy vết và xử lý dịch; hỗ trợ công tác lấy mẫu và xét nghiệm RT-PCR.
UBND tỉnh Bình Dương cũng đề nghị Bộ Y tế xem xét chi viện cho tỉnh 3 lĩnh vực: Một là chi viện về chuyên môn, cử chuyên gia về điều tra dịch tễ, truy vết và xử lý dịch. Hai là về nhân lực, chi viện lực lượng phòng, chống dịch, gồm cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm; bác sĩ, điều dưỡng điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ba là chi viện phương tiện như: Hỗ trợ test nhanh, test Realtime-PCR phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19 cùng các phương tiện phòng hộ khác như khẩu trang, đồ bảo hộ, găng tay, nước sát khuẩn...
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Để y bác sĩ gắn bó với nghề
-
Thêm 28.000 ống thuốc Protamin sulfat được nhập về Việt Nam
-
Đà Nẵng bác bỏ thông tin học sinh buộc phải tiêm vaccine Covid-19 để được nhập học
-
Ngày 17-8, bệnh nhân Covid-19 nặng vọt lên 226 ca và 3 ca tử vong
-
Việt Nam phát hiện thêm biến thể phụ mới của Omicron nhưng không phải là BA.2.75
-
Kỷ luật lãnh đạo Bệnh viện quận Bình Tân và Bệnh viện TP Thủ Đức liên quan Công ty Việt Á
-
Những điều cần biết về biến thể BA.2.75 của Omicron
-
Phẫu thuật thành công cho bé gái 8 tuổi không có hậu môn
-
Cấp cứu và phẫu thuật thành công ca chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang
-
Hơn 165.000 trẻ được tiêm vaccine Covid-19 sau 2 tuần triển khai đợt cao điểm