Độc đáo lễ hội Cầu ngư ở Quảng Nam và Đà Nẵng

Ngày 29-2 (20 tháng Giêng), người dân thôn Thuận An (xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam) tổ chức lễ hội Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản đầu năm.

Đây là lễ hội được tổ chức theo thông lệ hằng năm và diễn ra ở làng biển Thuận An có lịch sử hình thành phát triển hàng trăm năm. Lễ hội được người dân tổ chức nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa biển bội thu, ngư dân đánh bắt an toàn.

a29-2-cung-ong-nam-hai-1-2291.jpg
Lễ cúng được những vị cao niên, có uy tín trong làng đứng ra làm chủ bái
Video Lễ hội cầu ngư và cúng Ông Nam Hải ở Quảng Nam

Sau khi cúng ở lăng Cô Bác, người dân bắt đầu rước lễ lên thuyền, bơi ra biển để cúng cầu ngư. Dẫn đầu đoàn thuyền cả trăm chiếc của người dân là 3 chiếc thuyền chở theo đoàn làm lễ được trang trí sặc sỡ để tổ chức lễ cúng. Sau khi xong nghi thức lễ tế, các thuyền bắt đầu tăng tốc một đoạn dài để vượt sóng, nghinh Ông phù hộ cho dân làng.

Sau khi lễ nghinh Ông, người dân sẽ về bờ tổ chức lễ ở lăng Ông. Tại đây, vào dịp lễ cầu ngư, người dân tổ chức hô hát bả trạo để bày tỏ công ơn đối với cá Ông, cầu nguyện Ông phù hộ độ trì người dân làng biển.

Với người dân vùng biển Tam Hải, cá voi là loài cá thường giúp ngư dân tai qua nạn khỏi khi đi biển, được ngư dân tôn kính gọi cá Ông (thần Nam Hải). Mỗi khi phát hiện cá voi chết trôi dạt vào bờ, ngư dân làm lễ tế, chôn cất trang nghiêm và thờ cúng trong Lăng Ông Nam Hải (Vạn niên Lăng) tại làng.

20240229-080421-4022.jpg
Lễ cúng cầu ngư và nghinh Ông được dân làng Thuận An tổ chức trên biển

Lễ hội Cầu ngư là một hoạt động văn hóa tâm linh tiêu biểu, đặc sắc của bà con cư dân vùng biển nói chung và thôn Thuận An nói riêng. Đây là nhu cầu tinh thần không thể của bà con ngư dân địa phương vào dịp đầu năm.

Lễ hội cũng là dịp chính quyền địa phương động viên, khuyến khích ngư dân tích cực sản xuất, khai thác hải sản, tạo thu nhập cho gia đình và làm giàu quê hương. Đồng thời tuyên truyền ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về đánh bắt thuỷ sản để phát triển bền vững nghề cá.

>>> Một số hình ảnh tại lễ hội:

20240229-080425-1565.jpg
3 thuyền tham gia lễ cúng tế được trang trí sặc sỡ vượt ra biển để cúng Ông
a29-2-cung-ong-nam-hai-6-6103.jpg
Hàng trăm con thuyền của người dân trong làng tăng tốc theo sau thuyền chính tạo khí thế với hy vọng một năm mới bình an, bội thu
a29-2-cung-ong-nam-hai-7-9347.jpg
Tiếp sau lễ trên biển là nghi thức nghinh Ông về cúng tại lăng
a29-2-cung-ong-nam-hai-8-1886.jpg
Người dân thắp hương bày tỏ lòng thành kính với cá Ông đã phù hộ cho ngư dân làm ăn trên biển
a29-2-cung-ong-nam-hai-9-6917.jpg
Phần lễ thu hút hàng trăm người dân cùng du khách đến tham dự
a29-2-cung-ong-nam-hai-10-7981.jpg
Phần hô hát bả trạo tôn vinh công đức của Ông Nam Hải đối với người dân miền biển

Sáng 29-2, hàng trăm người dân cùng du khách đổ về Công viên biển Hà Khê (phường Hà Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) để theo dõi lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê 2024.

img-0091-2376.jpg
Lễ hội Cầu ngư là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời được tổ chức hằng năm cầu cho “Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngư dân bội thu”
img-0098-5071.jpg
Lễ hội diễn ra với 2 phần "lễ" và "hội". Trong đó, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thể hiện khát vọng của ngư dân vùng biển cho một năm mới vươn khơi, bám biển
img-0113-2747.jpg
Sau phần lễ là phần hội với hàng loạt các hoạt động văn hóa, thể thao gắn liền với đời sống người dân miền biển như thi đan lưới, ngoáy thúng, kéo co,...
img-0121-3635.jpg
Các ngư dân hoàn thành phần thi ngoáy thúng
img-0108-9212.jpg
img-0105-8157.jpg
Phía trên bờ, rất đông người dân và du khách tập trung theo dõi, cỗ vũ cho các đội thi
img-0130-4993.jpg
Người dân thể hiện sự khéo léo ở phần thi gánh cá
img-0135-9354.jpg
Các hoạt động diễn ra hết sức sôi nổi, tạo không khí vui tươi, náo nức trước khi bước vào vụ đánh bắt mới
img-0141-1737.jpg
Lễ hội Cầu ngư tại TP Đà Nẵng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa có tính truyền thống, tồn tại lâu dài trong tiềm thức của cư dân vùng biển, được trao truyền qua nhiều thế hệ
img-0182-6247.jpg
Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Nguyễn Hữu Công, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê nhấn mạnh, việc bảo tồn và phát huy lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo tồn các giá trị vốn có như giá trị tâm linh, tín ngưỡng, lịch sử truyền thống, văn hóa - nghệ thuật, xác lập chủ quyền biển đảo…
img-0160-4366.jpg
"Ngoài ra, lễ hội cũng đề cao giá trị kết nối cộng đồng trong đời sống hiện đại, điểm hẹn văn hóa đặc sắc cho du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương", Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê cho biết
img-0087-8636.jpg
Sau hiệu lệnh của các bô lão trong làng, những chiếc thuyền lần lượt hanh thông vượt sóng với mong ước những mẻ cá bội thu sẽ nườm nượp đổ về, một năm mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân được bình yên, no ấm

Tin cùng chuyên mục