Khởi công Đền tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ chiến khu Rừng Sác, huyện Cần Giờ

Sáng 28-12, Bộ Tư lệnh TPHCM và UBND huyện Cần Giờ tổ chức khởi công Đền tưởng niệm Anh hùng, liệt sĩ chiến khu Rừng Sác (huyện Cần Giờ, TPHCM).

Đến dự có các đồng chí: Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM...

cac-dong-chi-lanh-dao-nguyen-lanh-dao-dang-huong-tai-bang-ghi-cong-liet-si-thi-tran-can-thanh-anh-hoang-hung-880.jpg
Đoàn đại biểu dâng hương tại Bảng ghi công liệt sĩ Thị trấn Cần Thạnh. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM cho biết, Rừng Sác trong thời điểm chống Mỹ, cứu nước là căn cứ nổi, sát nách Sài Gòn - Gia Định về hướng Đông Nam, nơi có con sông Lòng Tàu là “cổ họng” vận chuyển, tiếp tế hậu cần cho bộ máy chiến tranh khổng lồ. Năm 1966, Bộ Chỉ huy Miền thành lập đặc khu Rừng Sác với mật danh T10, sau đổi thành Đoàn 10 với nhiệm vụ án ngữ cửa biển, hướng dẫn nhân dân và xây dựng cơ sở, nắm tình hình địch.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác đã quyết tâm chiến đấu, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng để chiến thắng kẻ thù, truyền thống của đơn vị: “Rừng Sác là nhà, bến cảng, kho tàng là trận địa, sông Lòng Tàu là quyết chiến điểm - có lệnh là đánh - hoàn cảnh nào cũng đánh - đã đánh là thắng”.

trung-tuong-nguyen-van-nam-tu-lenh-bo-tu-lenh-tphcm-anh-hoang-hung-9978.jpg
Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Với những chiến công vang dội mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, năm 2004, căn cứ rừng Sác được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Trung tướng Nguyễn Văn Nam chia sẻ, Đền tưởng niệm là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc của quân và dân ta đối với 915 anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc (hiện nay vẫn còn 542 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt).

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải cũng khẳng định, việc khởi công xây dựng Đền tưởng niệm thể hiện truyền thống tốt đẹp, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, hứa hẹn là điểm đến du lịch văn hóa của huyện Cần Giờ.

pho-bi-thu-thanh-uy-tphcm-nguyen-ho-hai-dang-huong-tai-bang-ghi-cong-liet-si-thi-tran-can-thanh-anh-hoang-hung-610.jpg
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải dâng hương tại Bảng ghi công liệt sĩ Thị trấn Cần Thạnh Ảnh: HOÀNG HÙNG

Cảm ơn các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đồng hành, tài trợ kinh phí xây dựng công trình, đồng chí Nguyễn Hồ Hải cũng yêu cầu, các đơn vị thi công bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ. Sau khi công trình hoàn thành, địa phương cần làm tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị công trình để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

dai-bieu-dang-huong-lam-nghi-thuc-khoi-cong-anh-hoang-hung-142.jpg
Đại biểu dâng hương làm nghi thức khởi công. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Nguyễn Văn Hồng cam kết, địa phương sẽ phối hợp đảm bảo an ninh trật tự và tạo điều kiện thuận lợi để công trình hoàn thành theo kế hoạch. Ngoài ra, sau khi hoàn thành, địa phương sẽ tiếp nhận, quản lý, bảo quản, giữ gìn công trình; từ đây phát huy, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

z5017010763553-f62f45d442e2bdcb8a23b22d059c6bc5-1827.jpg
den-tuong-niem-chinh-thuc-khoi-cong-anh-hoang-hung-920.jpg
Nghi thức động thổ khởi công Đền tưởng niệm. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tin cùng chuyên mục