Không để ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Hàng hóa chờ thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: QUANG PHÚC
Hàng hóa chờ thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: QUANG PHÚC

Trong những ngày qua, số lượng xe chở hàng nông sản xuất khẩu tăng đột biến tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong khi thời gian làm thủ tục thông quan kéo dài, năng lực thông quan hạn chế dễ gây ra tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu.

Trong khi đó, hiện nay, một số loại trái cây đang vào vụ thu hoạch (sầu riêng, mít, vải, thanh long…), dự báo phương tiện đường bộ chở hoa quả và nông sản xuất khẩu từ các địa phương sẽ tiếp tục dồn về các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới phía Bắc, nguy cơ xảy ra tình trạng ùn ứ hàng nông sản xuất khẩu. Điều này sẽ làm gia tăng chi phí, gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp và ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực một số cửa khẩu ở Lạng Sơn.

Hàng hóa chờ thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: QUANG PHÚC ảnh 1

Hàng hóa chờ thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: QUANG PHÚC


Trước tình hình trên, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các quy định về xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc; chủ động tổ chức các hoạt động ngoại giao tương ứng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của nước bạn để tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục, tăng thời gian nhiều hơn nữa cho thông quan và hiệu suất thông quan, không để tái diễn tình trạng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu trong điều kiện nắng nóng dễ bị hư hỏng.

Chủ tịch UBND các tỉnh có cửa khẩu tại khu vực biên giới phía Bắc chủ động theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình lưu thông, tập trung hàng hóa nông sản trên địa bàn để tổ chức, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chỉ đạo các lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp điều tiết, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới, xử lý các điểm ùn ứ nông sản xuất khẩu; hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa; thường xuyên thông tin kịp thời cho các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp trên cả nước về tình hình lưu thông, xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu để chủ động, kịp thời điều chỉnh nhằm hạn chế ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp và người dân; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình để trục lợi.

Về lâu dài, Thủ tướng yêu cầu triển khai các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản theo hình thức chính ngạch, đa dạng hóa các phương thức vận tải hàng nông sản xuất khẩu (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không…); tập trung đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng các loại trái cây được chính thức xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; tiếp tục đàm phán với phía bạn để giảm tỷ lệ nông sản Việt Nam phải kiểm tra khi xuất khẩu vào Trung Quốc; xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với quy mô phù hợp, bảo đảm đáp ứng các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cung cấp thông tin, khuyến cáo người dân, các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, đảm bảo đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng logistics phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của địa phương theo quy hoạch.

Chủ tịch UBND các địa phương biên giới phía Bắc ưu tiên bố trí, huy động các nguồn lực hợp pháp để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại biên giới đồng bộ theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Tăng liên kết gia nhập sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

Tăng liên kết gia nhập sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

25.000 là số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong cả nước. Có đến hơn 96% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, cộng với việc năng lực liên kết còn hạn chế đã khiến cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngân hàng - Chứng khoán

VietinBank xuất sắc giành giải thưởng Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư yêu thích nhất 2023

Ngày 28-9, Lễ trao giải thưởng Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm 2023 - IR Awards 2023 do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi đồng tổ chức đã diễn ra tại TPHCM. Vượt qua nhiều Doanh nghiệp niêm yết (DNNY), VietinBank vinh dự được xướng tên tại hạng mục “Top 3 DNNY vốn hóa lớn có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất”.

Thị trường

Sản phẩm sữa chua “made in VietNam” chinh phục thị trường tỷ đô của Trung Quốc

Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch thành phố Hà Nội tại Trung Quốc, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.

Địa ốc

Du lịch

Thông tin kinh tế

Agribank lan tỏa vốn vay Đồng bằng sông Cửu Long

Agribank lan tỏa vốn vay Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng lúa và nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất cả nước hiện nay. Trong khi đó, Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay lĩnh vực tam nông: nông nghiệp - nông thôn - nông dân.