Một số kết quả phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua tại TPHCM

Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tình hình dịch bệnh tại TPHCM đã dần dần được kiểm soát. Tỷ lệ dương tính qua test nhanh kháng nguyên từ ngày 23 đến 26-8 là 4% thì cho đến hiện nay tỷ lệ này giảm xuống còn 1,5%. Số ca nặng và ca tử vong ngày càng giảm từ cao điểm hơn 350 ca tử vong/ngày xuống còn dưới 200 ca/ngày như hiện nay.
Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân quận 7, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân quận 7, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư bắt đầu từ ngày 27-4-2021 và lan rộng đến các tỉnh thành phía Nam vào cuối tháng 5-2021. Do chủng virus delta, tốc độ lây nhiễm nhanh kết hợp với mật độ dân cư cao, đặc biệt là ở các quận nội nội thành, ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như các chợ đầu mối, siêu thị, nhà máy… đã làm dịch bùng phát nhanh tại TPHCM từ vài chục ca nhiễm/ngày vào cuối tháng 5-2021 tăng nhanh lên vài ngàn ca nhiễm/ngày chỉ trong thời gian ngắn. 

Số ca nhiễm mới tăng nhanh kéo theo số ca trở nặng cũng tăng theo đã làm gia tăng áp lực rất lớn trong công tác điều trị tại TPHCM.

Thành phố bắt đầu triển khai các biện pháp giãn cách xã hội nhằm giảm đà tăng số ca lây nhiễm theo các Chỉ thị 15 từ ngày 29-5-2021 (riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) áp dụng Chỉ thị 16), Chỉ thị 10 và sau đó là Chỉ thị 16 toàn Thành phố từ ngày 9-7-2021 cho đến nay. Bằng việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội hợp lý đã làm giảm đà tăng của ca nhiễm, tránh được nguy cơ bùng phát mạnh do biến chủng delta này.

Một số kết quả phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua tại TPHCM ảnh 1

Một số giải pháp phòng chống dịch kịp thời của TPHCM

Bên cạnh việc triển khai các biện pháp giãn cách xã hội theo từng giai đoạn, TPHCM trong thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ứng phó với các rủi ro do dịch bệnh Covid-19 như sau:

Chuẩn bị hạ tầng điều trị: Đứng trước thách thức khó khăn này, TPHCM đã huy động tất cả nguồn lực từ nhà nước đến nguồn tài tài trợ từ xã hội để triển khai xây dựng các bệnh viện dã chiến mới và khai thác nâng cấp các khu chung cư chưa đưa vào sử dụng thành bệnh viện. Nâng cấp và điều chỉnh một số bệnh viện trở thành các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ từ Trung ương, TPHCM đã thành lập các bệnh việc hồi sức Covid-19 (tầng 3) để chữa trị các ca bệnh nặng. Điều này đã giúp Thành phố nhanh chóng đáp ứng số giường bệnh theo đà tăng của dịch bệnh.

Chuẩn bị nguồn vaccine và triển khai việc tiêm vaccine trên toàn thành phố trong thời gian sớm nhất và nhanh nhất có thể: Bên cạnh nguồn cung cấp vaccine còn hạn chế từ Bộ Y tế, TPHCM đã chủ động tìm kiếm nguồn vaccine đáp ứng yêu cầu của tiêm chủng của mình, đồng thời chia sẻ vaccine cho các tỉnh lân cân cận để được độ phủ vaccine cho toàn vùng. 

Bắt đầu từ ngày 21-6-2021, TPHCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine trên diện rộng và cao điểm chiến dịch từ ngày 22-7 dành cho người từ 65 tuổi trở lên, có bệnh nền và những người có nguy cơ lây nhiễm cao. Từ ngày 3-8, Thành phố tiếp tục triển khai tiêm đại trà cho người dân có tuổi từ 18 trở lên cho toàn bộ người dân đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. 

Đến nay, tổng số mũi vaccine đã triển khai tiêm là 8.156.773 mũi trong đó có 6.583.974 mũi 1, đạt tỷ lệ 91,3% trên dân số từ 18 tuổi của Thành phố và 1.572.799 mũi 2, đạt tỷ lệ 21,8% trên dân số từ 18 tuổi của Thành phố. 

Với tốc độ tiêm như hiện nay thì chỉ cần vài ngày nữa, TPHCM sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 1 cho 100% dân số từ 18 tuổi trở lên và tiến tới hoàn thành việc tiêm mũi 2 vào cuối tháng 10-2021 theo như kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, thành phố chuẩn bị cho việc triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong thời gian tới khi được Trung ương phân bổ nguồn vaccine phù hợp.

Một số kết quả phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua tại TPHCM ảnh 2

- Giải pháp hỗ trợ điều trị tại nhà cho các F0 tự cách ly, theo dõi tại nhà bằng việc triển khai túi thuốc an sinh đến tận nhà F0 tại các quận, huyện từ giữa tháng 8-2021 thông qua hơn 512 trạm y tế lưu động. Việc triển khai kịp thời các trạm y tế lưu động, kết hợp với triển khai túi thuốc an sinh đã giúp giảm nhanh số lượng ca nhiễm trở nặng, giảm tải cho việc điều trị ở tuyến trên.

- Xét nghiệm nhanh diện rộng để đánh giá tình hình dịch bệnh trên toàn thành phố trong thời gian qua để đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh hiện nay tại TPHCM. 

Tổng số mẫu xét nghiệm PCR đã lấy 1.885.425 mẫu, xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 9.210.088 mẫu. 

Một số kết quả phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua tại TPHCM ảnh 3 Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, tình hình dịch bệnh tại TPHCM đã dần dần được kiểm soát. Tỷ lệ dương tính qua test nhanh kháng nguyên từ ngày 23 đến 26-8 là 4% thì cho đến hiện nay tỷ lệ này giảm xuống còn 1,5%. Số ca nặng và ca tử vong ngày càng giảm từ cao điểm hơn 350 ca tử vong/ngày xuống còn dưới 200 ca/ngày như hiện nay.

Một số kết quả phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua tại TPHCM ảnh 4

- Với độ phủ vaccine cao, kết hợp với các giải pháp đồng bộ đã được triển khai, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi và quận 7 đã công bố kiểm soát được dịch, bắt đầu nới lỏng giãn cách.

Trong vài ngày tới một số quận khác như quận 11, quận Phú Nhuận (có số ca nhiễm mới hàng ngày thấp, độ phủ vaccine rất cao, số ca tử vong giảm sâu…) sẽ tiếp tục công bố kiểm soát được dịch. 

Dù đạt những thành quả ban đầu như vậy, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn còn cao, do đó việc chính quyền thành phố thận trọng trong việc nới lỏng giãn cách xã hội cũng như mở cửa lại nền kinh tế là điều hoàn toàn dễ hiểu và chia sẻ, nhất là khi đặt mục tiêu tối thượng là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân. 

Bên cạnh đó, các tiêu chí về kiểm soát dịch áp dụng cho TPHCM được ban hành theo Quyết định số 3979/QĐ-BYT không phù hợp với thực tế diễn tiến dịch bệnh trong nước và trên thế giới, nhất là khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: "Xác định sống chung lâu dài với dịch, không thể khống chế tuyệt đối" tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Quốc gia với 1.060 xã, phường, thị trấn tại 20 địa phương vào sáng 29-8. 

Các chỉ tiêu về độ phủ vaccine, hạ tầng điều trị, hệ thống y tế cơ sở, cơ chế kiểm soát dịch bệnh… không đưa vào bộ tiêu chí này do đó những giải pháp quyết liệt kiểm soát dịch bệnh của TPHCM vừa qua chưa được Bộ Y tế ghi nhận.

Với phân tích trên, việc thành phố nới lỏng từng bước các hoạt động sản xuất, kinh doanh và gia hạn thời gian nới lỏng giãn cách xã hội và kiểm soát được dịch đến 30-9 là hợp lý. 

Việc chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, khoa học và triển khai một cách đồng bộ và quyết liệt kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TPHCM từ sau ngày 15-9 sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và sự phát triển bền vững của TPHCM trong thời gian sắp tới.

Tin cùng chuyên mục