Theo đó, hiệp hội đại diện các công ty dệt may của Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Maroc - các quốc gia tạo ra gần 70% lượng hàng may mặc xuất khẩu toàn cầu - đang tiến tới hoàn tất một dự thảo văn bản về các điều khoản mua hàng trách nhiệm.
Vào thời điểm này năm ngoái, rất nhiều công ty may mặc rơi vào tình trạng điêu đứng khi nhiều nhãn hàng và nhà bán lẻ dồn dập hoãn, hủy, từ chối không trả tiền hay giảm giá các hợp đồng đã ký kết do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Báo cáo của Hiệp hội các nhà xuất khẩu và sản xuất dệt may Bangladesh (BGMEA) cho biết, chỉ riêng trong tháng 3 và 4-2020, trị giá tổng số đơn hàng bị hoãn, hủy của các doanh nghiệp ở nước này lên tới 3,7 tỷ USD. Khách hàng của họ là hơn 1.900 nhãn hàng và nhà bán lẻ châu Âu và Bắc Mỹ. Theo báo cáo nhan đề “Hàng tỷ USD không trả” của Trung tâm về quyền của người lao động toàn cầu (CGWR), trong những tháng đầu của đại dịch, nhiều nhãn hàng đã hoãn, hủy và từ chối thanh toán số đơn hàng có tổng trị giá lên đến 40 tỷ USD. Ngoài ra, thống kê của liên minh phong trào PayUp còn cho thấy, tính đến tháng 4-2021, nhiều nhà bán lẻ và nhãn hàng thời trang vẫn còn nợ các nhà sản xuất 18 tỷ USD trong số 40 tỷ USD nói trên.
Rất nhiều nhãn hàng, nhà bán lẻ đã đơn phương thay đổi những điều khoản hợp đồng được ký kết cách đó nhiều tháng và không cho các nhà cung ứng có cơ hội được thương thảo. Một số nhà bán lẻ thậm chí còn vận dụng điều khoản quy định về các trường hợp bất khả kháng để tuyên bố có thể hủy bất kỳ đơn đặt hàng nào đang trong quá trình sản xuất và trong quá trình vận chuyển, ở bất kỳ giai đoạn nào, đồng thời không chịu trách nhiệm về chi phí của hàng hóa.
Trên thực tế, tình trạng chèn ép của các nhãn hàng và nhà bán lẻ trong vai trò người mua đối với các nhà sản xuất đã diễn ra trong nhiều năm và đại dịch Covid-19 càng làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng này. Vì thế, dự thảo văn bản nói trên được xem là cơ sở để thương thuyết nhằm đảm bảo hoạt động mua bán đều có lợi cho hai phía.
Các tin, bài viết khác
-
Mô hình hội chợ triển lãm thực tế ảo, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp
-
Nợ xấu chưa xử lý vẫn ở mức cao
-
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 5,2 - 6,2%
-
Tìm giải pháp giảm nghèo bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên
-
Tập trung thực hiện hiệu quả liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL
-
Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với ông Trần Văn Dũng
-
Hành động để giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái
-
Phải có kế hoạch giải ngân cụ thể từng dự án
-
Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL
-
Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch