Ngành chế biến thực phẩm bắt kịp xu hướng tiêu dùng của người Việt

Sở Công thương TPHCM cho biết, 5 tháng đầu năm 2020, mức tăng trưởng ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống ước giảm 7,19% (cùng kỳ tăng 1,16%).
Nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đang nỗ lực cải tiến sản phẩm để thu hút người tiêu dùng
Nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đang nỗ lực cải tiến sản phẩm để thu hút người tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp (DN) của thành phố như Công ty Vinh Phát (mặt hàng gạo), Vissan (thực phẩm chế biến), Vifon (thực phẩm ăn liền)… đã tiến hành điều chỉnh chiến lược kinh doanh, dồn sức cho thị trường trong nước, thay vì xuất khẩu như trước. Nhìn chung, trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố, ngành chế biến thực phẩm đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng của người Việt. Do đó, việc tăng tốc sản xuất, tăng doanh thu trong thời điểm hậu dịch bệnh cũng góp phần quan trọng vào việc hạn chế đà suy giảm của ngành công nghiệp, do ảnh hưởng của dịch bệnh nói chung.

Nhằm hỗ trợ giảm thiểu khó khăn cho DN, Sở Công thương đã đẩy mạnh kết nối hệ thống ngân hàng để tăng cường hỗ trợ vốn cho đầu tư, sản xuất. Hiện đã có 12 ngân hàng thương mại đăng ký gói tín dụng 274.450 tỷ đồng, giúp DN có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất phù hợp (ngắn hạn là 6%/năm; trung dài hạn là 9%/năm). Đồng thời, để hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các DN được hỗ trợ vay gói tín dụng trên với lãi suất ngắn hạn là 5,5%/năm (giảm 0,5%/năm so với thời điểm đầu năm 2020). Đến nay, chương trình đã hỗ trợ 3.229 khách hàng được vay vốn, với số tiền 22.253 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục