Người dân tham gia giao thông phải chấp nhận nguyên tắc nói không với rượu bia

Ngày 18-10, Công an TPHCM tổ chức hội thảo trao đổi, thảo luận nội dung liên quan các dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật trật tự an toàn giao thông và Luật công nghiệp quốc phòng, an ninh động viên công nghiệp do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 6.
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM cho biết, hội thảo nhằm thông tin một số tình hình thực tế trong công tác đảm bảo an ninh trật tự có liên quan các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo; trao đổi về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành các nội dung công tác liên quan đến chính sách trong các dự án luật và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; tạo sự thống nhất trong nhận thức và đồng thuận, ủng hộ nội dung chính sách trong dự án luật.

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH

Góp ý tại hội thảo về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ, điều 8 khoản 1 luật này cần phải làm rõ ngưỡng nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đến mức bao nhiêu thì bị xử phạt vì chỉ đề cập có mức nồng độ cồn là khá mông lung.

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan phát biểu. Ảnh: CHÍ THẠCH

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan phát biểu. Ảnh: CHÍ THẠCH

Về vấn đề trên, thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (V03), Bộ Công an cho biết, có người lái xe nồng độ cồn dưới 50mg/100ml máu là không chạy xe được nhưng vẫn có người có nồng độ cồn cao nhiều lần vẫn lái xe được. Vì thế, cơ quan chức năng rất khó đưa ra ngưỡng, người dân tham gia giao thông phải chấp nhận nguyên tắc nói không với rượu bia.

Cục trưởng Cục V03 chia sẻ, dự thảo luật này quy định tổng thời gian lái xe không quá 8 tiếng/ngày nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Lấy ví dụ cụ thể vụ tai nạn giữa xe Thành Bưởi và xe khách trên Quốc lộ 20 (tỉnh Đồng Nai) mới đây, Cục trưởng chia sẻ, xem clip có thể nhận thấy tài xế trong trạng thái buồn ngủ rất rõ ràng, không thể phản xạ kịp, vượt lên dẫn đến vụ tai nạn. Việc lái xe trong trạng thái buồn ngủ là hết sức nguy hiểm.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu giảm giờ lái xe của tài xế thì sẽ tăng số lượng tài xế và chi phí hoạt động, Cục trưởng Cục V03 chia sẻ cần phải đặt lợi ích kinh tế sau sức khỏe, tính mạng của người dân. Việc tài xế không được chạy xe quá 4 tiếng liên tục là phù hợp với sức khỏe, trạng thái thần kinh của người lao động.

Đại diện Công an TP Thủ Đức cùng các phòng nghiệp vụ tại hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH

Đại diện Công an TP Thủ Đức cùng các phòng nghiệp vụ tại hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH

Tại buổi hội thảo, nhiều đại biểu Đoàn ĐBQH TPHCM cũng nêu nhiều ý kiến dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở về việc tăng thêm biên chế, ngân sách; sức khỏe, độ tuổi tham gia lực lượng này; hỗ trợ đóng bảo hiểm…

Đại diện Cục V03 nhấn mạnh, đây là lực lượng kiện toàn chứ không phải mới. Lực lượng này tham gia tự nguyện chứ không nằm trong biên chế Nhà nước nên luật không sử dụng từ biên chế. Hiện nay, lực lượng này đang hoạt động và chính quyền địa phương đang chi trả mức hỗ trợ…

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CHÍ THẠCH

Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu tán thành ủng hộ việc ban hành các dự án luật.

Tin cùng chuyên mục