
Đồng thời cảnh báo mọi người cảnh giác nếu phát hiện đối tượng và thông tin liên quan báo về đường giây nóng cơ quan chức năng gần nhất.
Kèm theo thông tin trên là hình ảnh, điện thoại của 4 cô giáo đang công tác tại Trường THCS và THPT Lý Văn Lâm. Thậm chí cô L. còn bị đưa cả số chứng minh nhân dân.
Sau khi thông tin lan truyền trên mạng thì nhiều cô giáo bị “khủng bố”, liên tục nhận được nhận tin nhắn, hàng trăm cuộc gọi đến yêu cầu trả nợ. Còn số điện thoại để bàn của nhà trường phải rút dây cáp ra nhằm tránh bị “khủng bố”.
Cho rằng bị xúc phạm danh dự, bị kích động tinh thần, không thể an tâm công tác nên 4 cô giáo bị đề cập đến đã làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng, công an can thiệp, bảo vệ quyền lợi và hình ảnh người giáo viên.
Lãnh đạo Trường THCS và THPT Lý Văn Lâm cho biết, Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ Công an tỉnh Cà Mau đã cử cán bộ đến trường làm việc để nắm thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc “Cảnh giác lừa đảo - trốn nợ”.
Ngoài ra, trường cũng yêu cầu cô L. báo cáo vụ việc như thế nào để làm cơ sở báo cáo lên cấp trên.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Báo SGGP thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng ở Đắk Nông
-
Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Đa dạng sinh học và Ngày Môi trường Thế giới
-
Quảng Bình: Ngày hội Nghĩa tình biên giới biển đảo
-
Nắng nóng tại Trung bộ
-
Không gian sinh hoạt của người dân bị cắt xén - Bài 4: Trả lại môi trường, không gian sinh hoạt cho người dân
-
Mực nước sông Mê Công đang cao hơn cùng kỳ khoảng 1,7-2,93m
-
Ươm mầm sống cho biển
-
Trong luật và ngoài luật
-
Không để người nghèo sa bẫy “tín dụng đen”
-
Lãnh đạo TPHCM thăm tân binh