
Cắm biển cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người và phương tiện qua lại đảm bảo an toàn trên tuyến đường giao thông ven bờ biển xã Nghĩa An, tăng cường thông tin, truyền thông để người dân biết về nguy cơ diễn biến sạt lở, chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
Cung cấp miễn phí, lương thực, thực phẩm thiết yếu để hỗ trợ người dân (nếu có) tham gia xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh… trong quá trình tham gia khắc phục tình trạng sạt lở.
Tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý ngay từ giờ đầu để hạn chế tình trạng sạt lở bờ biển, tuyến đường giao thông hiện hữu ở những vị trí tiếp theo. Trong đó, biện pháp khắc phục tạm thời nên thực hiện theo hướng, đổ đá hộc dọc theo đường bờ biển đang bị sạt lở, đường kính viên đá từ 30-40cm, riêng lớp đá ở bề mặt trên cùng của khối đá đổ nên có đường kính và trọng lượng tối thiểu là 40cm và 75kg, tạo mái nhằm ngăn chặn tạm thời tình trạng sóng biển gây sạt lở nghiêm trọng đang xảy ra và các đoạn ở vị trí tiếp theo (nếu có).
Thời điểm kết thúc việc theo dõi, tổ chức thực hiện tình huống khẩn cấp khi được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị thực hiện các biện pháp khắc phục mang tính kiên cố, ổn định tại khu vực sạt lở.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0
-
Công nghiệp xanh hút vốn ngoại
-
Hỗ trợ miền Trung phát triển nông nghiệp
-
Cấp bách hành động chống biến đổi khí hậu
-
USAID tài trợ doanh nghiệp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính
-
Trà Vinh trồng 2,1 triệu cây xanh
-
Khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
-
Ra mắt Trung tâm kết nối đổi mới sáng tạo Giảm thiểu nhựa
-
Hơn 700 triệu USD cải thiện môi trường nước
-
Nhiều hoạt động môi trường ở Ngày hội sống xanh