Bởi, số liệu thu thập được tại Việt Nam mới tiến hành trong khoảng thời gian ngắn, hiện khó so sánh với mức khuyến cáo trung bình hàng năm của WHO. Tuy nhiên, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng bày tỏ sự tin tưởng các chuyên gia chống độc tại Bệnh viện Bạch Mai hoàn toàn có đủ năng lực để xử lý những vấn đề liên quan đến nhiễm độc. “Tại Nam Phi cũng vừa xảy ra một vụ cháy nhà kho tương tự và chúng tôi cũng đang theo dõi và quan sát. Chúng tôi cũng sẽ đồng hành với các cơ quan y tế của Việt Nam và hỗ trợ các bạn xử lý những vấn đề cần thiết nếu có…”, TS Kidong Park nhấn mạnh.
Đề cập đến hướng dẫn của WHO về vấn đề ô nhiễm không khí do khí độc, bao gồm cả thủy ngân, đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, mức ảnh hưởng bất lợi thấp nhất quan sát được của thủy ngân trong không khí, tức mức thấp nhất mà thủy ngân có thể gây ra những khác biệt đáng kể về mặt sinh học là từ 15-30 microgram/m³ trong 1 năm. WHO cũng đã xem xét đến một loạt yếu tố có thể ảnh hưởng ở nhóm người có nguy cơ cao và nhận định mức 1 microgram/m³ trong 1 năm là mức ô nhiễm trong giới hạn cho phép.
Các tin, bài viết khác
-
Xây dựng, nâng cao năng lực quản lý hệ thống y tế
-
Bệnh “khó nói” ở người lớn tuổi
-
Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp nhận robot tự vận hành BeettelBor
-
Cứu sống sản phụ bị tiền sản giật nguy kịch
-
Các chiến sĩ Bệnh viện dã chiến 2.3 về nước đợt 2
-
Bệnh viện hết thuốc, bệnh nhân lao đao
-
Đậu mùa khỉ - Nguyên nhân, triệu chứng, phương thức lây lan, biện pháp phòng bệnh
-
Ngày 26-5, 47 tỉnh thành ghi nhận 1.275 ca mắc Covid-19, không có tử vong
-
Cứu sống 2 bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp
-
Chủ tịch nước: Cần bổ sung nhiều ưu đãi trong khám chữa bệnh cho trẻ em