Coi chừng hàm răng

- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang sôi động. Trong đó, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản chiếm tới hơn 62% tổng lượng phát hành tính đến hết quý 1 năm nay. Điều đó có nghĩa là nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản vẫn khát vốn, mà không thể đi vay ngân hàng bằng cách thế chấp tài sản.

- Kênh trái phiếu doanh nghiệp có gì khác so với năm ngoái?

- Quy định mới được áp dụng từ đầu năm đã ràng buộc rõ ràng hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ và rủi ro của nhà đầu tư lẫn tổ chức phát hành. Riêng nhà đầu tư cá nhân, muốn tham gia nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp thì phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Do chuyện này, số lượng người mua trái phiếu là cá nhân giảm mạnh, còn chất lượng thì tăng lên.

- Chính sách can thiệp vào thị trường kiểu vậy là trúng khứa, làm các hoạt động trở nên lành mạnh hơn. Nhưng bằng đó đã đủ êm chưa?

- Để thu hút vốn, đương nhiên lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phải cao, mức phổ biến trên dưới 10%. Cái mà nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ là có tới một nửa lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 1 không có tài sản đảm bảo, hoặc chỉ đảm bảo bằng cổ phiếu. Bất động sản hay cà giựt, nên rủi ro sẽ cao. Nếu chỉ so lãi suất với lãi gửi ngân hàng sẽ thấy có lợi, tuy vậy nhà đầu tư cũng phải coi chừng… hàm răng.

Đọc nhiều nhất

Cấm là không đủ

- Ở nhiều bến xe ở các đô thị lớn xứ mình, gần đây có chuyện xe khách liên tỉnh cứ giảm dần. Số đầu xe đăng ký hoạt động của doanh nghiệp liên tục “teo” qua thời gian. Chủ xe giải thích là xe gặp tai nạn, đang sửa chữa… Vậy thực chất là gì?

Sự kiện & Bình luận

Bản quyền truyền hình Asiad - “Món ăn tinh thần” đắt đỏ

Sự đắt đỏ không nằm ở giá chào bán, mà ở khía cạnh các nhà đài Việt Nam đã quen với chuyện mua sóng độc quyền, sở hữu các bản quyền dài hạn để “bán sóng” nên gần như không tồn tại yếu tố chia sẻ. Vai trò của các tổ chức liên kết thương mại giữa các đài, kênh sóng ở Việt Nam vô cùng mờ nhạt.