Huawei thay đổi mô hình cho chuyển đổi số các ngành

Hôm nay 25-9, tại sự kiện Huawei Connect thường niên, Huawei đã công bố một sự thay đổi mô hình cho chuyển đổi số các ngành.
Huawei thay đổi mô hình cho chuyển đổi số các ngành

Theo tập đoàn này, mô hình mới có hệ sinh thái kỹ thuật số sẽ tạo ra và chia sẻ giá trị cho các ngành, lĩnh vực, với sức mạnh tổng hợp giữa kết nối, điện toán, đám mây, AI và các ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực.

“Năm 2020, khi 5G đã được triển khai trên quy mô toàn thế giới, kết nối, đám mây, AI, điện toán và các ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực sẽ kết hợp với nhau để tạo ra những cơ hội chưa từng có cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của châu Á - Thái Bình Dương”, Jay Chen, Phó Chủ tịch Huawei Châu Á - Thái Bình Dương cho biết. Sức mạnh tổng hợp của năm lĩnh vực công nghệ này sẽ thay đổi tất cả các ngành, lĩnh vực - cho dù đó là giao thông vận tải, tài chính hay năng lượng - và tạo ra giá trị mới cho khu vực.

Theo Hướng dẫn chi tiêu cho chuyển đổi số giữa năm trên toàn thế giới của IDC, chi tiêu cho chuyển đổi số ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2019 là hơn 380 tỷ đô la Mỹ, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến từ năm 2017 đến năm 2022 là 17,4%. Còn khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi có nhiều nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chiếm 60% dân số thế giới và khoảng 50% người dùng internet toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ dẫn đầu sự đổi mới sáng tạo kỹ thuật số mà còn có cơ hội lớn để đi trước với sức mạnh tổng hợp của những công nghệ nói trên.

Huawei đã liên tục đẩy mạnh việc phát triển hệ sinh thái ở châu Á-Thái Bình Dương với hàng loạt các chương trình, như đã ra mắt Chương trình Đối tác Ascend châu Á-Thái Bình Dương, nhằm xây dựng một hệ sinh thái AI đổi mới sáng tạo và bền vững, đã tiếp cận hơn 100 đối tác, 

Từ chương trình Spark dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ, chương trình Brilliant Plan kết nối các công ty Internet và viễn thông toàn cầu với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Hệ sinh thái 5G cho các ứng dụng 5G. Huawei đã xây dựng một mạng lưới để hỗ trợ hệ sinh thái trên năm lĩnh vực công nghệ ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Để giải quyết các thách thức về lực lượng lao động, tập đoàn này đã đưa ra nhiều sáng kiến xuyên suốt khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Học viện Huawei ASEAN ở Malaysia và Học viện AI ở Singapore, nhằm cung cấp các dịch vụ học tập và đào tạo nhân tài ICT. Đến nay, Huawei có hơn 103 Học viện ICT trong khu vực…

Tin cùng chuyên mục