Thị trường Trung Quốc ngày càng khó tính

Thị trường Trung Quốc - vốn được xem là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam về thị trường xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã giảm 11,3% so với cùng kỳ.

Ngày 16-6, tại hội nghị “Nâng cao chất lượng thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức, ông Trần Phú Lữ, Giám đốc ITPC cho biết, ngành chế biến lương thực thực phẩm có dư địa thị trường lớn nhưng đang gặp khó khăn do rào cản kỹ thuật an toàn thực phẩm trên thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe.

Cũng theo ông Trần Phú Lữ, tại TPHCM, ngành chế biến lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của thành phố, chiếm 14 - 15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngành này không chỉ đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố và thị trường trong nước mà đã xuất khẩu đến thị trường nhiều nước trên thế giới.

Trên thực tế, trong 5 năm gần đây, tăng trưởng của ngành này luôn duy trì mức 2 con số. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, ngành ngành chế biến lương thực, thực phẩm giảm 4,7% so với cùng kỳ.

Thị trường Trung Quốc - vốn được xem là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam về thị trường xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã giảm 11,3% so với cùng kỳ. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm: nhóm hàng chế biến, chế tạo, đạt 9,5 tỷ USD, giảm 11,26% và nhóm hàng nông, thủy sản đạt 1,8 tỷ USD, tăng 2,39%...

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa của doanh nghiệp Việt Nam đang được bày bán tại hệ thống phân phối của thị trường Trung Quốc

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa của doanh nghiệp Việt Nam đang được bày bán tại hệ thống phân phối của thị trường Trung Quốc

Ông Lương Văn Tài, Tùy viên Thương mại – Bộ phận Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết thêm, hiện Việt Nam và Trung Quốc đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, cũng như các hiệp định đa phương như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Bên cạnh đó, do gần gũi về địa lý, tập quán tiêu dùng của người dân Trung Quốc có một số nét tương đồng với người Việt, mối quan hệ giao thương truyền thống có từ lâu đời, điều này tạo lợi thế rất lớn về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Tuy nhiên, để có thể duy trì ổn định thị phần xuất khẩu tại Trung Quốc, hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp cần đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe. Mặt khác, nền kinh tế Trung Quốc dù lớn nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc rất tương đồng với Việt Nam, điều này vừa tạo khó khăn và thách thức đối với hàng hóa Việt Nam. Doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm thành phố đã từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, tối ưu hóa nguồn lực, nghiên cứu và đưa ra sản phẩm sử dụng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm tốt cho sức khỏe, có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng tiêu dùng thực phẩm mới của khách hàng.

Tin cùng chuyên mục