Tiếp sức nông dân

- Bưởi xứ mình được thị trường Mỹ chấp thuận; Nhật thì gật đầu với nhãn, mắc-ca. Nữa, New Zealand mở cửa cho trái chanh xanh Việt Nam, gạo chất lượng cao của mình cũng đã có trên kệ hàng nhiều nước EU. Vậy nghĩa là xuất khẩu nông sản đã thực sự lên hương?

- Xu hướng đó là tích cực, nhưng thực tế thị trường luôn có tính thời điểm. Hiện tại, xứ nào cũng ráng gồng để kéo giảm lạm phát. Sức mua tạm thời yếu đi, nên thế nào cũng ảnh hưởng đến nông sản xuất khẩu xứ mình. Và đây vẫn là câu chuyện kinh điển: chen chân vô không khó bằng giữ được thị trường và phát triển bền vững. Mà để mở cửa thị trường, phải mất từ 3-6 năm trần ai chứ đâu có dễ.

- Nhiều doanh nghiệp thủy sản hiện đang rêm mình vì đầu ra giảm sút. Thị trường biến động thì mức độ cạnh tranh sẽ càng dữ dằn. Nhưng cái khó này liệu sẽ kéo dài bao lâu?

- Không ai có thể dự đoán chính xác được chuyện đó. Tuy vậy, chắc chắn là doanh nghiệp lẫn nông dân mình phải chuẩn bị đón đầu sự phục hồi. Khi tiêu dùng ở các thị trường lớn trở lại bình thường, đó sẽ là cơ hội làm ăn khấm khá.

- Vậy nông dân mình đang cần nhất điều gì?

- Để đủ năng lực đi xa, nông dân cần tham gia sâu, kết nối chặt chẽ với ngành hàng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Có hình thành liên kết mạnh, mới tiếp sức được cho nông dân.

Tin cùng chuyên mục