Vụ bé trai lọt xuống trụ bê tông sâu 35m: Đất sét dẻo, cứng bám chặt thiết bị

Càng đào sâu thì công tác cứu hộ càng gặp khó, do tầng đất sét dẻo, cứng bám chặt lấy thiết bị...
Từng lớp đất trong lòng hố được lấy ra, giúp giảm ma sát bám vào trụ bê tông

Từng lớp đất trong lòng hố được lấy ra, giúp giảm ma sát bám vào trụ bê tông

Sáng 15-1, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Công tác cứu hộ bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) lọt vào trụ bê tông sâu 35m, thuộc công trình xây dựng cầu Rọc Sen, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp vẫn đang triển khai theo các bước đã thống nhất, nhưng càng đào sâu thì gặp phải đất sét dẻo, cứng bám chặt thiết bị.

Theo đó, tối 14-1, lực lượng cứu hộ đã nhổ được ống vách D1600 bằng cẩu 80 tấn, có treo búa rung 90 kW.

Dùng cọc ván thép 18m rung hạ rồi nhổ lên để phá ma sát giữa đất với ống vách D1600

Dùng cọc ván thép 18m rung hạ rồi nhổ lên để phá ma sát giữa đất với ống vách D1600

Tuy nhiên, để nhổ được ống vách thì phải dùng cọc ván thép 18m rung hạ rồi nhổ lên để phá ma sát giữa đất với ống vách D1600.

Sau khi nhổ được ống vách, đội thi công thực hiện kiểm tra tình trạng hố móng, dọn dẹp mặt bằng, gia cố lại các vị trí đứng thiết bị, điều chuyển thiết bị cần thiết cho công tác đào đất vào vị trí và hạ 4 cọc ván thép dẫn hướng cho gàu cạp.

Dùng gàu cạp đất bên trong lòng ống vách
Dùng gàu cạp đất bên trong lòng ống vách

Cũng trong đêm, lực lượng cứu hộ cũng đã tiến hành đào đất trong lòng hố kết hợp với bơm dung dịch bentonite phạm vi phía dưới khung vây ván thép, tuy nhiên, công tác đào đất rất khó khăn vì đất sét dẻo, cứng bám chặt lấy thiết bị.

Được biết, việc bơm dung dịch bentonite có tác dụng đưa mùn khoan từ đáy hố khoan trồi lên hố dung dịch và có tác dụng giữ thành hố khoan không bị sập…

Tin cùng chuyên mục