Thành công này tạo nền tảng vững chắc để tỉnh Gia Lai mới triển khai đồng bộ, góp phần xây dựng nền y tế hiện đại, thông minh, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Theo đó, tỉnh đã đưa vào sử dụng hệ thống KIOS thông minh tại 100% trung tâm y tế, 4 bệnh viện chuyên khoa và 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, việc hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trên sớm hơn 3 tháng so với mốc thời gian mà Thủ tướng yêu cầu theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế (Thủ tướng yêu cầu tháng 9-2025).

Trong đó, bệnh án điện tử không chỉ giúp lưu trữ, khai thác, chia sẻ thông tin bệnh nhân giữa các cơ sở y tế một cách minh bạch, chính xác và nhanh chóng, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều trị, đặc biệt trong các tình huống cấp cứu hoặc chuyển viện.
Cùng với đó, các cơ sở y tế tại tỉnh này cũng đã kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia theo yêu cầu của Bộ Y tế. Việc kết nối này giúp đồng bộ hóa dữ liệu sức khỏe người dân, tạo điều kiện cho việc quản lý, điều hành và xây dựng chính sách y tế ở cả cấp địa phương và Trung ương.
Sắp đầu tư 2 bệnh viện quốc tế gần 2.000 tỷ đồng
Vừa qua, trước khi sáp nhập với tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định chấp thuận nhà đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa quốc tế Nhơn Bình, tổng vốn 637 tỷ đồng. Nhà đầu tư thực hiện dự án là Công ty CP Y dược Hồng Phúc.
Dự kiến, đến tháng 1-2028 dự án sẽ bắt đầu xây dựng, khi hoàn thiện sẽ bổ sung 200 giường bệnh với mục tiêu điều trị chuyên sâu về dưỡng lão, chăm sóc sức khỏe người dân.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định cũng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Bệnh viện quốc tế Long Vân, 4ha ở khu đất YT-01 thuộc Khu đô thị mới Long Vân (nay thuộc phường Quy Nhơn Bắc, tỉnh Gia Lai).
Bệnh viện này có tổng vốn 1.336 tỷ đồng, quy mô 200 giường nhằm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao với các mũi nhọn chuyên sâu về sản, nhi và điều trị ung thư...