Giải “nan đề” bảo vệ cán bộ

Theo chương trình nghị sự kỳ họp thứ 5, ngày 30-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (dự thảo).

Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật chiều tối 26-5, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, dự thảo đã bổ sung quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện khách quan, minh bạch. Đồng thời, bổ sung quy định về ngưng hiệu lực thi hành một số điều khoản trong các luật liên quan, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật.

Sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13 là nhiệm vụ rất cấp thiết, bởi trong năm 2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Nghị quyết số 85/2014/QH13 cần sửa đổi để thể chế hóa Quy định 96, trong đó quan trọng nhất là quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, cũng như xử lý hệ quả này.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, dự thảo cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu đề ra. Song, không phải không có cơ sở khi có ý kiến cho rằng, mối lo ngại về việc cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám va chạm... có thể dễ bị “mất phiếu” vẫn còn đó như một “nan đề”. Đó là chưa kể các cán bộ quản lý ngành y tế, giáo dục, giao thông... trực tiếp liên quan đời sống hàng ngày của người dân dễ bị đánh giá tín nhiệm thấp hơn những lĩnh vực ít va chạm, cán bộ “dĩ hòa vi quý”.

Để giải được “nan đề” này, cần có những tiêu chí hết sức cụ thể đối với từng đối tượng được lấy phiếu, bên cạnh những tiêu chí chung về đạo đức công vụ, đạo đức cá nhân. Chẳng hạn, tín nhiệm đối với một bộ trưởng phải được nhìn nhận trên cả 2 khía cạnh: xây dựng chính sách và điều hành thực hiện chính sách. Cùng với đó, người bỏ phiếu cần được tiếp cận nhiều kênh thông tin ở từng cấp độ khác nhau.

Dĩ nhiên, để kết quả cuối cùng đảm bảo khách quan, chính xác nhất, điều kiện đủ là sự công tâm của người bỏ phiếu. Nhưng trước hết, phải có đủ các điều kiện cần, như đã nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Cần mạnh tay xả quỹ, kìm giá xăng dầu

Cần mạnh tay xả quỹ, kìm giá xăng dầu

Chiều nay, liên bộ Công thương - Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ ở thị trường nội địa theo quy định. Dự báo, kỳ điều hành này, nếu không chi sử dụng Quỹ bình ổn thì giá xăng dầu sẽ tăng rất mạnh, do giá dầu thế giới có xu thế quay lại mốc 100 USD/thùng, đồng thời tỷ giá USD cũng liên tục tăng.

Bút Sài Gòn

Không nói nhiều

- Cục CSGT vừa thực hiện tổng kiểm soát xe khách, xe container và các vi phạm giao thông ở 5 tỉnh. Có 199 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý. Đáng chú ý, trong đó có những công chức giữ cương vị cao tại cơ quan Nhà nước ở các địa phương.

Giao thông - Đô thị

TPHCM đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý đô thị

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cùng đại diện các sở: Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Đường sắt đô thị… vừa có buổi làm việc với Công ty tư vấn Portcoast về công nghệ số và ứng dụng các công nghệ trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Tin buồn

Đồng chí Trần Hồng Quân từ trần

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Ban Dân vận Trung ương; Bộ GD-ĐT; Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam TPHCM; Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: